19/01/2021 10:05 AM
CafeLand - Với việc các nước ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2020, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đặc biệt đáng chú ý.

https://www.globaltimes.cn/Portals/0/attachment/2021/2021-01-14/e0d2a3a8-afb3-4340-a019-8a64a971ac43.jpeg

Trong một năm khi đại dịch Covid-19 gây ra sự gián đoạn chưa từng có đối với thương mại toàn cầu, thương mại của Trung Quốc với Việt Nam đã tăng trưởng đáng kinh ngạc 18,8% so với năm trước và nhập khẩu từ nước láng giềng tăng 22,2%, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

Điều đáng chú ý là xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ giới hạn ở nông sản mà bao gồm nhiều loại nhu yếu phẩm hàng ngày, điện tử và các mặt hàng khác.

Đối với những người thích so sánh khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất giữa Việt Nam và Ấn Độ, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thương mại Trung Quốc - Việt Nam là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã có khả năng phục hồi hơn rất nhiều bất chấp đại dịch.

Trên thực tế, không chỉ xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này ra thế giới bên ngoài đều ghi nhận mức tăng khủng khiếp trong vài năm qua. Thống kê từ WTO cho thấy xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp đôi từ 132 tỷ USD năm 2013 lên 264 tỷ USD năm 2019. Trong khi đó, xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhẹ từ 314 tỷ USD năm 2013 lên 324 tỷ USD năm 2019. Một lý do chính đằng sau những thành tựu ngoại thương của Việt Nam là sự cải thiện đáng kể về sức mạnh sản xuất của nước này.

Và các yếu tố giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam cũng có thể liên quan đến Ấn Độ trong việc cải thiện năng lực sản xuất của Ấn Độ.

Thứ nhất, với việc một số nhà máy sản xuất cấp thấp được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, chuỗi công nghiệp giữa hai nước cũng đã tăng cường. Cho dù đó là lĩnh vực đóng giày hay dây chuyền lắp ráp điện tử, họ cần mua thiết bị máy móc, cơ sở sản xuất, các bộ phận bán thành phẩm và các nguyên liệu thô khác từ Trung Quốc. Khả năng cạnh tranh sản xuất của Việt Nam được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ năng lực công nghiệp từ Trung Quốc. Ở một mức độ nào đó, việc di dời sản xuất đã thực sự tăng cường khả năng phục hồi của thương mại Trung Quốc-Việt Nam. Ngay cả với sự gián đoạn của đại dịch, thương mại vốn dựa trên chuỗi cung ứng vững chắc đã nhanh chóng phục hồi.

Thứ hai, sự mở cửa thị trường của Việt Nam đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn hơn để phát triển công nghiệp. Vệt Nam đã cam kết tham gia một số hiệp định thương mại tự do khu vực, tạo cơ hội cho tăng trưởng sản xuất của nước này. Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã cho phép Việt Nam thiết lập quan hệ chặt chẽ với 10 quốc gia khác, mở rộng không gian thị trường cho ngành dệt may.

Tương tự, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được ký kết vào tháng 11/2020, được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội thương mại đáng kể cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc chủ động hội nhập vào chuỗi công nghiệp và chuỗi giá trị khu vực đã được đền đáp. Với nền tảng sản xuất được củng cố, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hướng đến Việt Nam - chứ không phải Ấn Độ - như một trung tâm sản xuất tiếp theo của thế giới.

Tất nhiên, không có vấn đề gì đối với Ấn Độ khi đi theo chiến lược phát triển công nghiệp trong nước của riêng mình, nhưng một số kinh nghiệm của Việt Nam có thể tham khảo tốt cho New Delhi nếu Ấn Độ vẫn có tham vọng phát triển thành một cường quốc sản xuất.

  • Đâu là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    Đâu là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    CafeLand - Đại dịch COVID-19 là một cú sốc lớn khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh từ mức 7,02% năm 2019 xuống chỉ còn 2,91% trong năm 2020. Nền kinh tế Việt Nam được hứa hẹn sẽ gượng dậy mạnh mẽ sau cú sốc với những điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021.

Khánh Chi (Gobal Times)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.