Khối ngoại thận trọng
Trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực bất động sản luôn đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid-19, trong quý 1/2020, FDI vào lĩnh vực bất động sản sụt giảm mạnh, chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký, đứng vị trí thứ tư về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI.
Theo một báo cáo của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, sự bùng phát của dịch bệnh đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường bất động sản và phản ứng của nhóm nhà đầu tư quốc tế thể hiện rõ xu hướng thận trọng.
Mặc dù các hoạt động thị trường đều giảm tốc nhưng những tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội địa có uy tín. Điểm khác biệt trong giai đoạn này là họ gia tăng mức độ thận trọng hơn trước.
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao bộ phận thị trường vốn của JLL Việt Nam, cho biết các nhà đầu tư quốc tế vẫn duy trì sự hiện diện tại Việt Nam vì họ đang thận trọng chờ đợi thời cơ tại thị trường mới nổi, nơi hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Mặc dù có sự quan tâm lớn, nhưng thời gian qua việc liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra chậm.
Trong một cuộc tọa đàm mới đây, ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), cũng cho rằng việc kiểm soát Covid-19 hiệu quả đang tạo ấn tượng tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Với ưu thế tài nguyên tự nhiên, nhiều bãi biển, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam là một trong những thị trường được giới đầu tư Hàn Quốc quan tâm, nhất là các khách sạn, resort và sân golf.
“Giới đầu tư Hàn Quốc vẫn dành mối quan tâm lớn nhưng theo hướng thận trọng hơn. Họ băn khoăn liệu thị trường có thể phát triển nhanh như trước Covid-19 hay không?”, ông Hong Sun nói.
Minh bạch thông tin
Dù đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều tiềm năng, song theo ông Hong Sun, một trong những e dè của giới đầu tư Hàn Quốc vào thị trường bất động sản Việt Nam là việc chủ đầu tư thiếu minh bạch thông tin cho nhà đầu tư.
“Chúng tôi cần biết rõ ưu nhược điểm của dự án, để đôi bên cùng tìm tiếng nói chung”, ông Hong Sun nói.
Vị này cũng lưu ý đến vấn đề định giá. Một số chủ đầu tư định giá bất động sản quá cao so với thực tế khiến nhà nhà đầu tư quốc tế khó chấp thuận.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao Bộ phận nghiên cứu, tư vấn và định giá của CBRE Việt Nam, nhận định dòng vốn ngoại vào Việt Nam chỉ trễ lại trong ngắn hạn. Về xu hướng, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn rất nổi trội.
Theo bà Dung, mặc dù có sự quan tâm lớn, nhưng thời gian qua việc liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra chậm vì ba lý do.
Thứ nhất là tính minh bạch của thị trường và từ phía đối tác Việt Nam. Sự minh bạch thông tin sẽ mang lại niềm tin cho các đối tác nước ngoài. Dù doanh nghiệp Việt đã rất nố lực, nhưng bằng cách nào đó họ vẫn chưa lấy được hết niềm tin của các nhà đầu tư ngoại.
Thứ hai là về thủ tục giấy tờ pháp lý. Bên cạnh sự kết hợp của các nhà đầu tư cần có sự hỗ trợ lớn từ chính quyền trung ương và địa phương để đẩy nhanh các thủ tục.
Thách thức thứ ba và cũng là thách thức lớn nhất mà nếu vượt qua được các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mạnh dạn bước chân vào Việt Nam là vấn đề liên quan đến việc định giá.
“Có những dự án yêu cầu góp vốn đưa ra giá cao hơn thực tế rất nhiều, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam phải chịu rất nhiều chi phí cứng và chi phí mềm. Nếu chào giá không sát với giá thị trường sẽ khiến nhà đầu tư nản lòng và mất niềm tin vào thị trường”, bà Dung cho biết.
-
Thành lập tổ công tác để đón “sóng” FDI
CafeLand - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài. Theo đó, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhận nhiệm vụ Tổ trưởng. Tổ phó thường trực là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, còn tổ phó là Thứ trưởng Bộ KH&ĐT.
-
Hải Phòng thu hút hơn 3,5 tỷ USD chỉ trong tháng đầu năm
TP. Hải Phòng mới đây đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án đầu tư trong nước (DDI) và 6 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn hơn 3,5 tỷ USD.
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...
-
Hơn 6,3 tỷ USD vốn ngoại vào bất động sản
Trong năm 2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,31 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 18,8% so với năm 2023.