Đó là nhận định được các chuyên gia, diễn giả đưa ra trong Diễn đàn kinh tế TP.HCM 2019 diễn ra ngày 18/10 với chủ đề Phát triển TP.HCM trở thành trung tâm Tài chính của Khu vực và Quốc tế.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết TP.HCM hội tụ đầy đủ mọi điều kiện để sớm trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Cụ thể, thành phố chỉ chiếm 9,36% dân số, 0,6 diện tích nhưng đóng góp tới 1/4 GDP cả nước, 27% thu ngân sách, chiếm 14,1% tổng vốn nước ngoài.
TP.HCM cũng là nơi tập trung của 1/2 số lượng doanh nghiệp trong cả nước. Sự phát triển của TP.HCM có đóng góp rất lớn đối với kinh tế của cả khu vực Đông Nam Bộ.
Về vị trí địa lý, TP.HCM có vị trí trung tâm của cả khu vực Đông Nam Á. Từ TP.HCM trong vòng 3 giờ đồng hồ bay thì có thể kết nối với tất cả thành phố, trung tâm tài chính lớn của khu vực. Việt Nam cũng có múi giờ đặc biệt, khác hẳn so với múi giờ của 21 trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới…
Tuy nhiên, tiến sĩ Tự Anh cũng chỉ ra những thách thức đối với sự phát triển của thành phố. Trong đó, việc nguồn lực khan hiếm khi tỷ lệ được giữ lại ngày càng giảm. Hiện nay, TPHCM chỉ được giữ lại 18% nguồn thu ngân sách thì rất khó để thành phố duy trì được hệ thống cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm, giao thông…
Ngoài ra, hiện có nhiều chính sách không nằm trong khả năng kiểm soát của thành phố. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn chậm. Hệ thống tài chính bị tách ra làm hai thị trường chứng khoán ở TP.HCM và Phái sinh ở Hà Nội. Việc chia tách này khiến cho thị trường tài chính giảm hiệu quả và kém khả năng cạnh tranh. Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có những tăng trưởng ấn tượng nhưng vẫn có quy mô nhỏ so với thế giới.
Ông Tự Anh kiến nghị, để TP.HCM sớm trở thành trung tâm tài chính quốc tế thì phải xem đây là chủ trương của cả quốc gia mà TP.HCM là địa phương tiên phong thực hiện. Chính phủ cần có những chính sách vĩ mô, ổn định lâu dài, hạn chế rủi ro, minh bạch để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư.
TP.HCM không nên đi theo lối mòn, mà cần khai thác các thị trường ngách trong đó chú trọng theo hướng trung tâm tài chính hàng hóa hoặc thị trường tài chính - công nghệ (Fintech).
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết mục tiêu đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính trong khu vực và quốc tế đã được đề ra từ cách đây gần 20 năm. Vào năm 2001, thành phố đã xác định tài chính là một trong chín lĩnh vực được tập trung chú trọng phát triển. Một trong những biểu hiện rõ nhất là sự thành lập Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào năm 1998.
Theo chủ tịch thành phố, hiện ngành tài chính của TP.HCM tăng trưởng bình quân 8,8%/năm, chiếm 10% trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu và chiếm tỉ trọng 5,7% GRDP của thành phố. Thông qua lĩnh vực tài chính, thành phố cũng đã huy động được 460.000 tỉ đồng/năm để phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính, thành phố cũng phải đối diện với nhiều thách thức cần giải quyết.
Trong đó, việc tỷ lệ ngân sách thành phố được giữ lại giảm từ mức 26% giai đoạn 2007-2010 xuống còn 18% giai đoạn 2017-2020 càng làm cho khan hiếm nguồn lực phát triển vốn đã khó khăn càng trở nên trầm trọng, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, cơ sở hạ tầng quá tải và xuống cấp, môi trường sống trở nên ô nhiễm và thiếu an toàn. Những yếu tố này cùng nhau làm giảm sức hấp dẫn của TP.HCM, tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển thành phố trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Mặc dù có những khó khăn, nhưng lãnh đạo TP.HCM khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và toàn cầu. Trong đó, tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực tài chính, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, cải thiện các chính sách thuế quan. Mặt khác, thành phố tiếp tục xây dựng nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ.
-
Fulbright và HFIC khảo sát các trung tâm tài chính trên thế giới để áp dụng TP.HCM
CafeLand - UBND Thành phố đã giao Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP (HFIC) phối hợp với Trường Chính sách công và quản lý Fulbright tổ chức khảo sát một số trung tâm tài chính trên thế giới để xây dựng Đề án phát triển TP.HCM thành Trung tâm Tài chính quốc tế phù hợp với điều kiện của Thành phố.
-
Metro số 1 đạt kết quả tích cực, TP.HCM lên kế hoạch khởi công nhiều tuyến metro cùng lúc
Mới đây Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã tiết lộ kế hoạch khởi công đồng loạt nhiều tuyến metro tại TP.HCM. Đây là một phần trong chiến lược phát triển hệ thống đường sắt đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng và thúc đẩy phát triể...
-
Hôm nay (23/1) sẽ thông xe tạm hai đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
Ngày 23/1, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ chính thức thông xe tạm hai đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....