14/04/2011 12:44 PM
Đất Sóc Sơn sau một thời gian bị đẩy giá lên đã có dấu hiệu chững lại, giá giảm và giao dịch chậm. Dường như giới đầu tư đã bắt đầu tháo chạy sau khi kiếm khoản lợi nhuận kha khá.

Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân về việc di dời nhiều trường ĐH, CĐ nội thành. Trước mắt sẽ có khoảng 12 trường đại học sẽ phải dịch chuyển về các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc ....

Mặc dù Bộ giáo dục và đào tạo vẫn còn đang xem xét và chưa có quyết sách cuối cùng nhưng tại các miền quê yên ả, người dân và các môi giới nhà đất đã tung hoành thổi giá.

Cách đây khoảng 2 tháng, qua phản ánh của các cò đất quanh khu vực, giá đất tại các khu vực xã Thanh Xuân, Minh Trí, Minh Phú,... giá đất đã tăng đến 4-8 triệu đồng/m2 trong khi trước đó giá 2,3- 3 triệu đồng m2. Khu Đồi Cốc (Thạch Lỗi), Phú Cường đường liên xã rộng giá đất thổ cư dao động khoảng 10 triệu đồng/m2, đường trong làng khoảng từ 5-7 triệu đồng/m2.

alt

Tại thôn Yên Ninh, xã Hiền Ninh giá đất thổ cư trong làng 4 triệu đồng/m2, thôn Hương Linh, Đồng Kỳ 2,8 triệu đồng/m2, thôn Xuân Sơn xã Trung Giã giá 3 triệu đồng/m2...

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giá đất tại các khu vực này đã chững lại như đất tại thôn Phú Cường khoảng 6 triệu đồng/m2 giảm 3 triệu đồng/m2. Đất khu vực Minh Trí, Minh Phú giá 4,5 triệu đồng/m2.

Ông Đinh Thái Hưng (một văn phòng nhà đất trên quốc lộ 2) cho biết, thời gian gần đây, lượng nhà đầu tư về đây tìm mua đất không nhiều, giao dịch trầm lắng. Vài tuần trước đây, cũng có rất nhiều người đến thăm dò trong đó chủ yếu hỏi mua đất thô cư đã có sổ đỏ. Ngoài ra, có một số người còn mua đất nông nghiệp, đất rừng sau đó bán sang tay. Đơn cử, 1 ha rừng khoảng 70 triệu đồng, mua xong họ bán 90 triệu đồng/ha... Tuy nhiên, hiện tại gần như "đóng băng" vì không có giao dịch.

Còn theo người dân ở quanh khu vực xã Minh Phú, hiện tại đất ở khu vực này giá vẫn thế dao động ở khoảng 2,5-4 triệu đồng/m2. Hiện tại, trong làng vẫn còn rất nhiều nhà muông bán nhưng chưa bán được.

Khi phóng viên hỏi về vị trí các trường đại học sẽ được đặt ở đâu thì hầu hết người dân đều trả lời là không biết. Điều này là hiển nhiên, vì quyết sách cuối cùng còn chưa được đưa ra thì làm sao biết trước được vị trí nào để mua đất.

Theo các chuyên gia bất động sản, nếu chạy theo "cơn sốt đất" ở Sóc Sơn, người mua rất dễ bị mắc kẹt do tính thanh khoản thấp. Thực tế, nhiều người đã không quên được "cơn sốt đất" chóng vánh ở khu xã Sơn Tây, huyện Ba Vì do giá đất đã bị các "cò" thổi lên nhờ quy hoạch thủ đô hồi năm ngoái. Hậu quả là cho đến bây giờ, nhiều nhà đầu tư đang "dở khóc dở cười" vì không bán được.

Huyện Sóc Sơn giáp tỉnh Thái Nguyên về phía bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông bắc, về phía tây bắc giáp thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và phía nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội. Nằm gần quốc lộ 3 và 131, cách Hà Nội khoảng 32 km, rất thuận lợi về giao thông.

Cafeland.vn - Theo VnMedia
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.