Theo các nguồn tin, Hội nghị đã ghi nhận tầm quan trọng của việc đạt được sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực bất động sản, giải phóng tiềm năng tiêu thụ nhà ở, ngăn ngừa và xoa dịu các rủi ro kinh tế và tài chính, cũng như chuyển đổi suôn sẻ sang một mô hình phát triển mới.
Để đảm bảo thị trường bất động sản Trung Quốc phát triển ổn định, các cơ quan chức năng cho biết cần đáp ứng nhu cầu tài chính, thúc đẩy việc mua bán và sáp nhập ngành, đồng thời ngăn ngừa rủi ro khu vực hoặc hệ thống.
Những nỗ lực nhằm ổn định ngành bất động sản tại Trung Quốc đã được bắt đầu, đặc biệt là trong những tháng gần đây khi các cơ quan quản lý tài chính của quốc gia này lần lượt đưa ra một loạt chính sách, theo ông Hui Jianqiang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Beijing Zhongfang-Yanxie Technology Service Ltd.
Ông Hui vọng các chính sách mới sẽ tiếp tục được điều chỉnh nhiều hơn nữa khi chính quyền trung ương đã tái khẳng định tầm quan trọng của ngành bất động sản.
Bất động sản là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của Trung Quốc, chiếm khoảng 7% GDP đất nước và chiếm khoảng 60% tài sản của các hộ gia đình thành thị.
Chen Sheng, chủ tịch Học viện Dữ liệu Bất động sản Trung Quốc cho biết: “Thị trường bất động sản ổn định và lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát rủi ro kinh tế tổng thể và kiểm soát an toàn cũng như ổn định kinh tế Trung Quốc”.
Ông Hui nói thêm rằng lĩnh vực bất động sản cũng là một phần đóng góp quan trọng cho tăng trưởng việc làm. Theo ông, ngành bất động sản chất lượng cao đang trên đà phát triển có thể đảm bảo cho một số lượng lớn những người liên quan đến lĩnh vực này có một cuộc sống ổn định và chất lượng.
"Việc thúc đẩy nhu cầu bất động sản trong nước sẽ rất quan trọng vào năm 2023. Chúng tôi nhận thấy cuộc họp đã nhấn mạnh việc hỗ trợ cho nhu cầu vững chắc và cải thiện cuộc sống bởi vì thị trường bất động sản ổn định có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm tới", Yao Yao, trưởng bộ phận nghiên cứu của JLL Trung Quốc cho biết.
Cuộc họp tuyên bố rằng ưu tiên sẽ được dành cho việc phục hồi và mở rộng tiêu dùng, đặc biệt là cải thiện mức sống, phương tiện năng lượng mới và chăm sóc người cao tuổi bằng cách nâng cao thu nhập của người dân thông qua nhiều kênh.
Chen Wenjing, giám đốc nghiên cứu của China Index Academy, mong đợi sẽ có nhiều nỗ lực hơn để tối ưu hóa các chính sách nhằm khuyến khích nhu cầu mua sắm nhà ở hợp lý.
"Thị trường bất động sản trải qua nhiều khó khăn trong năm 2022, khi tâm lý mua nhà và niềm tin của các nhà phát triển đã giảm xuống. Để thị trường phát triển ổn định, điều đầu tiên là phải tạo niềm tin cho thị trường cả về cung và cầu”, ông Chen nói.
Đề cao nguyên tắc “nhà ở là để ở, không phải để đầu cơ”, Hội nghị cũng kêu gọi chuyển ngành bất động sản sang một phương thức phát triển mới một cách thuận lợi.
Chen Xiao, một nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu dữ liệu bất động sản Zhuge cho biết, sau nhiều thập kỷ phát triển nhanh chóng, thị trường bất động sản Trung Quốc nên nói lời tạm biệt với hình thức lạm dụng đòn bẩy, đồng thời cần có một phương thức phát triển mới và bền vững, điều này sẽ giúp các nhà phát triển bất động sản tăng trưởng và phát triển theo những cách tốt hơn.
Ông Chen cũng đưa ra một số giải pháp mới, bao gồm nhà cho thuê, nhà được chính phủ trợ cấp và đổi mới đô thị để đáp ứng nhu cầu về chất lượng cuộc sống trên toàn thị trường.
Trong điều kiện tài chính bị thắt chặt, chứng khoán hóa bất động sản là một cách mà thị trường có thể thúc đẩy tính thanh khoản của tài sản bất động sản. Một cách khác để đảm bảo tính thanh khoản là vốn cổ phần tư nhân.
Shaun Brodie, giám đốc cấp cao kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu khách thuê Trung Quốc tại Cushman & Wakefield, cho biết việc chuyển từ hỗ trợ nguồn lực tài chính bằng vay nợ sang vốn cổ phần có thể là một giải pháp tài chính khác cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn.
-
Nhiều nước yêu cầu xét nghiệm Covid-19 bắt buộc đối với du khách từ Trung Quốc
Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Ý, Ấn Độ đang thực hiện hoặc xem xét các biện pháp kiểm tra hoặc hạn chế du khách đến từ Trung Quốc khi quốc gia 1,4 tỷ dân từ bỏ chính sách “không có COVID” và chuẩn bị mở lại biên giới vào đầu tháng 1/2023.
-
Chính phủ Trung Quốc cân nhắc thêm các chính sách hỗ trợ ngành bất động sản
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc có thêm nhiều hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản. Thậm chí, một nhà hoạch định chính sách hàng đầu còn mô tả bất động sản như một “trụ cột” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Trung Quốc mở cửa kinh tế, ngành thép và xi măng có được hưởng lợi?
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Việc nước này mở cửa trở lại sẽ có những tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta. Thép và xi măng là hai trong số những ngành được hưởng lợi từ động thái này.
trên toàn quốc và một số ngân hàng
để hỗ trợ bạn tìm một ngôi nhà phù hợp.

-
Khủng hoảng bất động sản có thể ngăn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong cả năm 2024
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể gây cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2024.
-
Bất chấp những tín hiệu khởi sắc trên thị trường bất động sản, giới đầu tư nước ngoài vẫn “xa lánh” Trung Quốc
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu có giá trị 23 tỷ nhân dân tệ (3,15 tỷ USD) trong tháng này sau khi đã bán ra kỷ lục trong tháng 8, bất chấp có những dấu hiệu về sự cải thiện của nền kinh tế hàng đầu châu Á....
-
Mặt trái của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc: Nhu cầu dùng xi măng giảm, môi trường khí hậu được cải thiện
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc dường như cũng vô tình tạo ra một số điểm tích cực, bao gồm việc bảo vệ môi trường thông qua hình thức giảm thiểu lượng khí thải từ ngành xi măng....