12/07/2025 8:13 AM
Bộ Tài chính vừa đề xuất thêm phương án giảm mức truy thu tiền sử dụng đất xuống 3,6% mỗi năm thay vì 5,4% hoặc bỏ hoàn toàn quy định truy thu bổ sung.

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2024 và Nghị định 104/2024 nhằm giảm thu bổ sung tiền sử dụng đất.

Đề xuất giữ nguyên quy định buộc người dân, doanh nghiệp nộp bổ sung tiền sử dụng đất cho giai đoạn chờ xác định giá đất là không phù hợp.

Theo dự thảo lần này, ngoài phương án giữ nguyên khoản thu bổ sung 5,4% trên số tiền sử dụng đất phải nộp (như dự thảo lần trước và quy định hiện hành), Bộ đã thêm hai phương án khác.

Phương án thứ nhất là bỏ hoàn toàn quy định về khoản thu bổ sung tiền sử dụng đất, giao Chính phủ xem xét tại quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2024, do đây là nội dung phức tạp, nhạy cảm và có tác động lớn đến ngân sách cũng như doanh nghiệp. Phương án hai là giữ quy định thu bổ sung nhưng điều chỉnh giảm mức thu xuống còn 3,6% mỗi năm, được tính toán dựa trên trung bình cộng của ba chỉ số: lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-6 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn 2014-2024.

Bộ Tài chính đánh giá việc điều chỉnh theo hai phương án xử lý khoản thu bổ sung tiền sử dụng đất, nội dung từng gây tranh cãi thời gian qua, giúp hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng đất.

Trước đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2024/NĐ-CP vẫn giữ nguyên quy định buộc người dân, doanh nghiệp nộp bổ sung tiền sử dụng đất cho giai đoạn chờ xác định giá đất là không phù hợp.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) cho biết, khoản thu bổ sung 5,4%/năm này là một khoản "tiền lãi" hoặc "tiền phạt chậm nộp" áp dụng cho khoảng thời gian mà doanh nghiệp chưa thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai. Lý do không phải từ doanh nghiệp chây ỳ, mà từ cơ quan chức năng chưa hoàn tất công tác định giá và tính tiền sử dụng đất. Đồng thời, với quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, các dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai sẽ không đủ điều kiện để thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo, trong đó có việc mở bán sản phẩm cho khách hàng. Điều này khiến doanh nghiệp bị kẹt vốn, không thể huy động tài chính từ thị trường hay từ chính khách hàng, gây ra thiệt hại vô cùng to lớn và đẩy nhiều dự án vào tình trạng bế tắc.

Việc điều chỉnh chính sách theo hướng công bằng, hợp lý là điều cần thực hiện ngay. Ảnh: LV

Việc chậm nộp tiền sử dụng đất không xuất phát từ ý chí chủ quan hay năng lực tài chính của doanh nghiệp, mà do sự chậm trễ trong quy trình hành chính của cơ quan chức năng. Điều này đi ngược lại nguyên tắc công bằng và minh bạch trong quản lý.

Trước thực trạng này, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất hủy bỏ việc tính bổ sung 5,4%/năm. Đối với các trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng do việc chậm trễ trong công tác định giá và tính tiền sử dụng đất của cơ quan chức năng, khoản thu bổ sung này cần được hủy bỏ hoàn toàn. Trách nhiệm hành chính cần được quy rõ cho cơ quan “có lỗi”.

Các chuyên gia cũng bày tỏ, việc xây dựng chính sách cần đảm bảo tính phân loại và công bằng. Nếu vì một vài doanh nghiệp mà truy thu cả những đơn vị làm đúng sẽ chẳng khác nào "vơ đũa cả nắm". Mục tiêu chính sách phải đặt lợi ích của đại đa số người dân và doanh nghiệp tuân thủ pháp luật lên hàng đầu.

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, việc điều chỉnh chính sách theo hướng công bằng, hợp lý là điều cần được thực hiện ngay, để duy trì niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào pháp luật; đồng thời tránh tạo thêm rào cản cho phục hồi kinh tế.

Phương uyên
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Ba “gọng kìm” siết ngành xây dựng toàn cầu

    Ba “gọng kìm” siết ngành xây dựng toàn cầu

    Dưới tác động của chi phí leo thang, vốn vay siết chặt và nhân lực thiếu hụt, ngành xây dựng toàn cầu đang bước vào giai đoạn chuyển mình rõ nét. Báo cáo Savills Impacts 2025 chỉ ra rằng, những thách thức này không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mới ...

  • Hưng Yên đề xuất đầu tư khu bến cảng biển đón tàu 200.000 tấn

    Hưng Yên đề xuất đầu tư khu bến cảng biển đón tàu 200.000 tấn

    Hưng Yên vừa chính thức kiến nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ đầu tư xây dựng khu bến cảng biển Diêm Điền – một trong những mắt xích chiến lược của Khu kinh tế Thái Bình mở rộng, với mục tiêu đón được tàu trọng tải lên tới 200.000 tấn....

  • Cần Thơ lên kế hoạch chi 2.500 tỷ đồng xây khu hành chính rộng 20ha

    Cần Thơ lên kế hoạch chi 2.500 tỷ đồng xây khu hành chính rộng 20ha

    TP Cần Thơ đang lên kế hoạch đầu tư 2.500 tỷ đồng để xây dựng khu hành chính tập trung mới với diện tích có thể lên tới 20ha – gấp đôi quy hoạch ban đầu. Dự án dự kiến khởi công vào cuối năm 2025, nếu được thông qua....

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.