TPHCM vừa giao Sở xây dựng đánh giá lại thị trường bất động sản trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam. Ảnh: Bình Nguyên
Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, hiện các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có nguy cơ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp bất động sản đến từ nước ngoài. Vì thế, UBND TPHCM yêu cầu Sở Xây dựng làm rõ các xu hướng đầu tư trên thị trường, các bất cập trong công tác quản lý để tham mưu giải pháp quản lý, giám sát phù hợp.
Lãnh đạo thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, nhất là việc chuyển mục đích sử dụng đất, việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản dự án.
Thực tế, các doanh nghiệp bất động sản vừa trải qua một năm 2019 hết sức khó khăn về thanh khoản khi thị trường đang nằm ở cuối chu kỳ tăng trưởng. Bước vào năm 2020, thị trường này vốn dĩ đã yếu ớt lại bị dịch bệnh tấn công. Nhiều người đã bắt đầu mường tượng chu kỳ khủng hoảng 2008 có thể lặp lại.
Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), hiện TPHCM có khoảng 15.000 doanh nghiệp bất động sản, chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp trên toàn địa bàn nhưng đóng góp đến hơn 80% vốn đăng ký đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) giai đoạn 2015-2019 thấp nhất trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố.
Đỉnh điểm vào năm 2019, nguồn cung bất động sản giảm mạnh so với năm liền kề. Toàn thành phố chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, (giảm 24 dự án), 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư (giảm 64 dự án), 7 dự án được chấp thuận đầu tư mới và 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn (giảm 30 dự án).
Trước tình hình khó khăn chung của thị trường, Chủ tịch HoREA cho biết phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản đều sụt giảm, thậm chí một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất thanh khoản vì bị chôn vốn.
Trước tình hình này, lãnh đạo UBND thành phố đã đưa ra nhiều gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn trong năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
Cụ thể, đối với các vướng mắc liên quan đến sự bất cập, xung đột giữa các quy định trong quy trình thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, UBND TPHCM sẽ kiến nghị Trung ương tháo gỡ.
Đối với các vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản còn hồ sơ đang tồn đọng, chưa xem xét giải quyết tại các sở-ngành có liên quan, Sở Xây dựng được giao phối hợp với các cơ quan chức năng phân loại từng nhóm vướng mắc để giải quyết từng trường hợp.
Nội dung tháo gỡ khó khăn xoay quanh 8 nhóm vấn đề. Trong đó trọng tâm là cách hiểu và vận dụng quy định quyền sử dụng đất ở hợp pháp khi thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở.
Sở Xây dựng TPHCM dự định kiến nghị Thủ tướng phương án: "Diện tích đất có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng, nếu đã được xác định là đất ở trong đồ án quy hoạch được duyệt hoặc đã có văn bản của cơ quan thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai dự án nhà ở hoặc đã được ghi trong quyết định thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án nhà ở thì diện tích đất đó được coi là đất ở". Nếu phương án này được chấp thuận, với 45 dự án có văn bản công nhận chủ đầu tư đã hết hiệu lực, 7 dự án còn hiệu lực, kiến nghị cho TPHCM được thực hiện lại thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 99/2015 của Chính phủ. 18 dự án còn lại, TPHCM hướng dẫn doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư dự án. |
-
Từ 1/1/2025, 80 phường ở TP.HCM sáp nhập còn 41
Từ 1/1/2025, 41 phường mới tại TP.HCM sẽ đi vào hoạt động sau khi sáp nhập từ 80 phường.
-
Giải cứu đoạn Vành đai 2 “đắp chiếu” nhiều năm ở TP. Thủ Đức
Đoạn Vành đai 2 ở TP. Thủ Đức dài 2,7km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa đã ngừng thi công từ năm 2020. Mặc dù đã đạt hơn 40% khối lượng công trình nhưng vì nhiều vướng mắc nên đến nay hạ tầng quan trọng này vẫn chưa được tái khởi côn...
-
Người dân TPHCM chỉ trả chưa được nửa giá trị khi mua nhà
Giá trị dự kiến của nhà ở riêng lẻ mà người dân TPHCM dự định mua trung bình là 2,76 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng chi trả hiện có chỉ đạt khoảng 49% giá trị tài sản.