13/09/2011 9:30 AM
Theo một giám đốc chi nhánh thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) thì mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có biện pháp mạnh như cách chức giám đốc ngân hàng nào lách trần lãi suất để khống chế lãi suất huy động ở mức 14% nhưng lãi suất cho vay không thể ngay lập tức giảm.
Lý giải cho việc này, vị giám đốc cho rằng đó là do độ trễ của chính sách. Các ngân hàng hiện nay đều thừa nhận huy động vượt trần (khoảng 16-18%/năm), vì vậy ít nhất phải sau 1 tháng họ mới thanh khoản được phần huy động lãi suất cao này, để hạ lãi suất đầu ra. Nếu tất cả đều thực hiện nghiêm mức khống chế lãi suất huy động 14% thì lãi suất cho vay ngắn hạn hoàn toàn có thể giảm xuống 17%, lãi suất dài hạn sẽ từ 18-19%.

Giảm lãi suất cho vay có cần đợi một vài tháng?

Chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh


Dĩ nhiên có một số ngân hàng chạy theo thành tích, họ sẵn sàng giảm ngay lãi suất cho vay, nhưng không phải tất cả các ngân hàng đều làm được nếu tính toán dựa trên góc độ kinh tế, dựa vào tính thanh khoản. Còn đối với Vietinbank thì thực tế đã thực hiện giảm lãi suất cho vay từ trước đó. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nông, lâm, thủy sản, y tế...trên thực tế cũng được Ngân hàng cho vay với lãi suất 18%.


Trước ý kiến chính chính sách siết chặt tín dụng, cùng với lãi suất cho vay cao, giải ngân chậm như thời gian qua đã khiến nở rộ dịch vụ cho vay nặng lãi, vị giám đốc này cho rằng đó cũng là một phần nguyên nhân nhưng không phải là vấn đề căn bản. Bản chất của tín dụng đen vẫn là do tâm lý muốn kiếm tiền nhanh, lãi nhiều nên đã khiến nhiều người hoa mắt. Tất nhiên, thời gian qua cũng do vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng khó, chính sách siết chặt vốn vay đã khiến nhiều người tìm đến gõ cửa dịch vụ cho vay nặng lãi. Và chủ yếu vay lãi cao để kinh doanh bất động sản. Còn một số DN khác, ví dụ họ cần vốn 3 tỷ đồng nhưng chỉ vay được của ngân hàng 2 tỷ nên phần còn lại đành tìm đến nguồn vay khác. Vì vậy đây cũng là một phần nguyên nhân của tình trạng bùng phát dịch vụ cho vay nặng lãi thời gian qua.


Tổng giám đốc ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Nguyễn Hưng cho rằng, thời gian tới, với sự hỗ trợ của NHNN, việc tiếp cận vốn từ ngân hàng của các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Các ngân hàng lớn đều đã đồng thuận thực hiện mục tiêu giảm lãi suất và NHNN sẽ làm việc với tất cả các ngân hàng trong hệ thống để chỉ đạo nội dung này. Nói gì thì nói, cũng phải cần có độ trễ nhất định (một vài tháng) để mặt bằng lãi suất đồng loạt giảm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay một số lĩnh vực nhất định sẽ hạ ngay theo yêu cầu của NHNN. VPBank chúng tôi cũng quyết định cung cấp khoảng 3.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi, phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực sản xuất.


Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Vũ Đình Ánh cũng đưa ra một ví dụ gây choáng: “Tôi biết thời gian qua doanh nghiệp đang phải vay với lãi suất 35% một năm. Nhưng trên thực tế họ vẫn phải cắn răng vì nếu ra ngoài vay chợ đen, lãi suất còn khủng khiếp hơn nhiều”.


Đúng là mức lãi suất nêu trên vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp nhưng theo ông ánh, trong khi chờ đợi mức lãi suất dễ thở hơn, các doanh nghiệp cần xem lại hoạt động của mình, không nên quá phụ thuộc vào vốn vay. Lãi suất chỉ là một trong những yếu tố làm trầm trọng hoá tình trạng doanh nghiệp, còn nguyên nhân căn bản là việc mất cân đối từ gốc và sự thiếu tập trung trong chính hoạt động của họ. Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp phải nhìn lại mình, củng cố lại hoạt động, cơ cấu vốn và hoạch định những chính sách kinh doanh phù hợp.
Theo Người đưa tin
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.