Xu hướng phát triển xây dựng thế giới và Việt Nam đang hướng đến những vật liệu xây dựng xanh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xu hướng “Zero Energy” trong thiết kế và xây dựng, việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh không chỉ dừng lại ở các tòa nhà cao tầng, các đô thị lớn mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở dân dụng.
Xu hướng phát triển xây dựng thế giới và Việt Nam đang hướng đến những vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng
Công trình xanh được hiểu là công trình xây dựng có vòng đời từ thiết kế, sử dụng vật liệu, thi công, vận hành, cải tạo đến tháo dỡ đáp ứng bộ tiêu chí gồm: Tiết kiệm tài nguyên - năng lượng; giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người cũng như môi trường và hệ sinh thái tự nhiên; nâng cao chất lượng sống cho con người.
Kính tiết kiệm năng lượng là gì?
Hiện nay, có nhiều giải pháp về lựa chọn vật liệu nhằm giải quyết các vấn đề về hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng. Trong đó, kính tiết kiệm năng lượng đang trở thành vật liệu xây dựng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cho các công trình xanh.
Kính tiết kiệm năng lượng là loại vật liệu xây dựng mới, được gia công từ kính phẳng với lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, yêu cầu về độ trong suốt và màu sắc của kính.
Kính tiết kiệm năng lượng đang trở thành vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi cho các công trình xanh
Đồng thời, loại kính xây dựng này còn có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa...
Tại Việt Nam, kính tiết kiệm năng lượng Solar Control và Low E là 2 loại kính tiết kiệm năng lượng được sử dụng phổ biến. Cả 2 dòng kính này đều có cấu trúc kính với 5 - 8 lớp phủ kim loại siêu mỏng.
Theo đó, kính tiết kiệm năng lượng này có khả năng cách nhiệt, ngăn chặn 99% tia UV và 69% năng lượng mặt trời. Ngoài khả năng ngăn ngừa tia UV, hai loại kính này còn giúp tiết kiệm điện năng đến 51%.
Kính Low E
Kính Low E là dòng kính đáp ứng mọi nhu cầu cấp thiết khi thiết kế nhà kính dân dụng hiện nay. Đây là các tấm kính trắng được phủ một cấu trúc các lớp kim loại, oxít kim loại mỏng nhằm đạt được độ phát xạ thấp.
Đặc biệt, Kính Low E được thiết kế gồm 1 lớp phủ bạc nên có khả năng làm giảm hệ số phát xạ của tấm kính (e < 0.04). Đây cũng là ưu điểm vượt trội của dòng kính này so với các loại kính xây dựng tiết kiệm năng lượng khác trên thị trường.
Kính tiết kiệm năng lượng có thể dùng thay thế các vật liệu kính xây dựng thông thường, cho cả công trình thương mại và dân dụng
Trên thị trường, sản phẩm kính Low E hiện có 2 loại phổ biến là kính Low E ôn đới và kính Low E nhiệt đới.
Cụ thể, kính Low E ôn đới nổi bật với khả năng chống thất thoát nhiệt. Trong khi đó, kính Low E nhiệt đới lại có khả năng ngăn chặn một phần năng lượng bức xạ từ mặt trời, vừa có khả năng chống tình trạng thất thoát nhiệt.
Trong thiết kế nhà kính hiện đại, kính tiết kiệm năng lượng Low E không chỉ gây ấn tượng bởi thiết kế mở sang trọng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên mà còn tối ưu trong công năng sử dụng.
Theo đó, hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời của kính Low E thấp nên giúp tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí làm mát của hệ thống điều hòa.
Mặc khác, các lớp phủ Low E đã được phát triển để ngăn cản tia UV truyền qua kính, giúp ngăn chặn tác động xấu đến sức khỏe của người sử dụng, cũng như bảo vệ nội thất bên trong nhà bền bỉ, tránh bị phai màu bởi ánh sáng mặt trời.
Các loại kính tiết kiệm năng lượng Low-E
– Kính phủ cứng Low E
– Kính phủ cứng Low E với tính năng kiểm soát nhiệt
– Kính phủ mềm Low E
– Kính phủ mềm Low E với tính năng kiểm soát nhiệt
Kính Solar Control
Kính Solar Control là loại kính tiết kiệm năng lượng được gia công từ kính trắng xây dựng, với lớp phủ metalic siêu mỏng. Công nghệ này cho phép ánh sáng xuyên qua tấm kính, đồng thời cản đến 65% năng lượng từ mặt trời.
Đặc biệt, Solar Control sử dụng đơn lớp tấm nên có thể dùng thay thế các vật liệu kính xây dựng thông thường, cho cả công trình thương mại và dân dụng.
Trong các công trình xây dựng, kính tiết kiệm năng lượng Solar Control được xem là giải pháp nâng cao sức khỏe người tiêu dùng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Theo đó, kính Solar Control có thể tiết kiệm điện năng đến 57%, ngăn cản tới 99% tia UV.
Ngoài ra, việc sử dụng dòng kính này còn có thể giải quyết vấn đề tiếng ồn bởi khả năng cách âm tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình xanh.
Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng có thật sự tiết kiệm?
Tại các thành phố lớn, hầu hết các tòa cao ốc hiện đại đều được lắp đặt các mặt dựng kính nhằm nâng tầm giá trị thẩm mỹ cho công trình.
Lắp đặt các mặt dựng kính nhằm nâng tầm giá trị thẩm mỹ cho công trình
Bên cạnh đó, mặt dựng bằng kính tiết kiệm năng lượng thay thế cho các bức tường bê tông truyền thống còn mang đến những lợi ích thiết thực như giảm bớt tải trọng cho nền móng, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, giảm chi phí xây dựng và ngay cả khi tháo dỡ.
Trên thực tế, đặc điểm kính Low-E là ngăn cản sự thất thoát nhiệt từ môi trường bên trong ra môi trường bên ngoài nên phù hợp với khu vực có khí hậu lạnh. Ngoài ra, với độ truyền sáng cao từ 60-70% sẽ mang nhiều ánh sáng và năng lượng từ mặt trời hơn vào trong phòng, giúp cho căn phòng luôn ấm áp vào mùa đông.
Theo đó, nếu sử dụng kính Low-E ở khu vực khí hậu nhiệt đới sẽ tạo ra cảm giác chói mắt, khó chịu vì đặc tính độ truyền sáng cao.
Tương tự, kính Solar Control với đặc tính phản xạ và hấp thụ bức xạ nhiệt mặt trời, ngăn không cho nhiệt từ mặt trời truyền vào trong phòng. Mặc khác, dòng kính Solar Control có độ truyền sáng thấp, ở khoảng 35-50%, không gây ra cảm giác chói nắng, phù hợp sử dụng ở vùng khí hậu nhiệt đới như các tỉnh khu vực phía Nam.
Công nghệ pin năng lượng mặt trời cũng là công nghệ xanh ngày càng phổ biến tại nhiều công trình
Bên cạnh kính tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm như tấm tôn lợp sinh thái, bê tông xanh hay công nghệ pin năng lượng mặt trời cũng đang được ứng dụng phổ biến trong các công trình xanh hiện nay.
Cụ thể, tấm tôn lợp sinh thái được sản xuất từ sợi hữu cơ cellulose, chất chống thấm asphalt và acrylic theo phương pháp ép lớp, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt. Các sản phẩm bê tông nhẹ dùng công nghệ chưng áp khí, không nung, có khả năng cách âm, cách nhiệt, giúp giảm khoảng 30% điện năng cho hệ thống làm lạnh.
Công nghệ pin năng lượng mặt trời cũng là công nghệ xanh ngày càng phổ biến tại nhiều công trình xây dựng. Theo đó, các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái và ốp tường không chỉ hấp thụ năng lượng mặt trời mà còn tạo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.
-
Định hướng phát triển vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường
Phát triển các loại vật liệu xây dựng (VLXD) thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường là xu thế và mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất VLXD.
-
Vật liệu xanh: Xu hướng tất yếu của tương lai?
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành vật liệu xây dựng xanh nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, tiềm năng tái chế các loại vật liệu và nhu cầu tăng cao từ xu hướng toàn cầu....
-
Sản xuất thành công đá nung kết vân trong xương
Đá nung kết vân trong xương được sản xuất trên dây chuyền Continue+ hiện đại của Sacmi (Italia) với kích thước 1.620 x 3.310mm. Đây là giải pháp vật liệu ốp lát tại các vị trí cần độ ma sát mài mòn cao và bền vững để vượt lên sự khắc nghiệt của môi t...
-
Ngành xây dựng đang thay đổi ra sao? 10 vật liệu mới sẽ khiến bạn bất ngờ!
Trong bối cảnh ngành xây dựng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, 10 vật liệu mới đang nổi lên như những giải pháp đột phá, góp phần định hình tương lai. Từ gỗ trong suốt cho đến công nghệ in 3D, những vật liệu này không chỉ mang đến sự bền vững mà...