Đến 8h sáng nay (giờ Hà Nội), giá vẫn dao động quanh mốc này. Quy đổi ra tiền Việt, giá này tương đương 31,07 triệu đồng một lượng (chưa thuế, phí, gia công). Thị trường trong nước hôm qua đóng cửa quanh 34,39-34,46 triệu đồng.
Chứng khoán Mỹ hôm qua đã bị bán tháo trước viễn cảnh Hy Lạp vỡ nợ. Chốt phiên, các chỉ số chủ chốt như Dow Jones và S&P 500 đều giảm trung bình 2%. Trong khi đó, đồng euro lại hồi phục sau đà lao dốc mạnh đầu phiên so với USD.
Hôm nay (30/6) là hạn chót Hy Lạp phải hoàn trả 1,5 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Nếu lỡ hẹn, nước này sẽ bị tuyên bố vỡ nợ và có thể phải rời eurozone.
Vàng được coi là công cụ trú ẩn mỗi khi thị trường tài chính có biến động. Đầu phiên, giá từng lên tới đỉnh một tuần tại 1.187 USD một ounce, sau đó bắt đầu đi xuống và chỉ tăng nhẹ lại về cuối. Giá vàng giao tháng 8 cũng tăng 0,5% lên 1.179 USD một ounce. Quý này, kim loại quý đã giảm 0,3% và là quý mất giá thứ 4 liên tiếp.
Dù vậy, tình hình hiện tại nhìn chung vẫn bất lợi với vàng, khi Mỹ có khả năng tăng lãi suất trong năm nay. Việc này sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ các công cụ không trả lãi cố định như vàng.
“Đến nay, vàng vẫn luôn là loại hàng hóa an toàn, có sức hấp dẫn trong thời điểm biến động. Nhưng gần đây, vì vấn đề lãi suất Mỹ và đôla tăng giá so với euro, thị trường đã liên tục yếu đi. Hiện tại, chúng ta có lo ngại về Hy Lạp rời eurozone làm bệ đỡ cho thị trường. Nhưng đồng euror yếu đi cũng tạo ra tâm lý e ngại cho thị trường. Hai yếu tố này đang trung hòa tác động của nhau”, Hamza Khan – nhà phân tích tại ING cho biết.
Dự trữ tại Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới - SPDR Gold Trust đã có tuần tăng mạnh nhất từ đầu tháng 2 với 9,5 tấn. “Nhu cầu đầu tư nhìn chung đang dần tích cực”, Barclays Capital nhận xét.