Trước áp lực sức tiêu thụ thép cùng sự cạnh tranh giá bán giữa các doanh thương hiệu thép, nhiều doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giá bán từ ngày 2/8 với mức giảm 200.000 đồng/tấn, so với lần giảm giá thứ 11 vào ngày 27/7.
Đáng chú ý, thương hiệu thép Việt Nhật có mức giảm mạnh nhất trong đợt điều chỉnh lần này. Cụ thể, hai mặt hàng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 giảm lần lượt 650.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn, giá bán còn 14,95 triệu/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn.
Giá thép xây dựng hôm nay 4/8: Rẻ hơn tới 650.000 đồng mỗi tấn
Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát cũng thông báo điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 15,18 triệu đồng/tấn và 16,04 triệu đồng/tấn.
Cũng có mức giảm 200.000 đồng/tấn, hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu thép Việt Đức còn 15,05 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.
Tương tự, giá thép xây dựng mới nhất của thương hiệu thép Việt Ý với 2 mặt hàng thép cuộn CB240 và D10 CB300 lần lượt còn 15,05 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn. Với thép, giá loại CB240 và D10 CB300 đang ở mức 15 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.
Thép miền Nam cùng chung mức giảm với các thương hiệu trên. Sau khi giảm, giá thép CB240 và D10 CB300 còn 15,48 triệu đồng/tấn và 16,24 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Việt Mỹ cũng điêu thép cuộn CB240 và D10 CB300 với mức giảm lần lượt là 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn, giá bán còn 15,05 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn.
Bán hàng thép xây dựng trong nước suy yếu trong nửa đầu năm 2022
Trong đợt điều chỉnh lần này, 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của thép Pomina cũng lần lượt được giảm 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá bán giảm xuống còn 16,19 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.
Như vậy từ ngày 11/5, giá thép xây dựng trong nước đã giảm liên tục 12 lần với tổng mức giảm đến hơn 4,2 triệu đồng/tấn. Hiện giá thép mới nhất trong ngày 4/8 dao động ở mức quanh mốc 15-16 triệu đồng/tấn tùy tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền.
Trước sự khó khăn chung của ngành thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, thị trường thép nửa cuối năm sẽ còn khó khăn hơn khi dự báo giá thép xây dựng đã giảm mạnh trong tháng 7, 8 và có thể kéo dài đến hết quý III do nhu cầu về mặt hàng này vẫn tiếp tục giảm mạnh.
Ngoài ra, những yếu tố khiến triển vọng thị trường thép nửa cuối năm khá u ám, bao gồm tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, ngân hàng siết tín dụng bất động sản, mùa cao điểm xây dựng đã qua.
-
Điệp khúc “giá thép giảm” vẫn chưa có hồi kết
Trong khi giá các loại vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, đá… vẫn ở mức cao thì giá thép trong nước đã giảm liên tiếp 11 lần, rẻ hơn gần 4 triệu đồng một tấn.








-
Thông tin mới tại Hòa Phát sau tuyên bố nhường sân chơi mảng thép xây dựng cho các doanh nghiệp khác
Nửa đầu năm 2025, nhà sản xuất thép này đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 2,5 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo (rút dây, làm đinh ốc vít, tanh lốp ô tô, thép dự ứng lực…)....
-
Diễn biến lạ tại quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới
Trung Quốc - quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới vừa ghi nhận cú giảm sốc trong tháng 5/2025, thời điểm vốn được xem là mùa cao điểm của ngành xây dựng.
-
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới chứng kiến điều chưa từng có trong 8 năm trở lại đây
Giá thép cây tại Trung Quốc vừa chạm mức thấp nhất kể từ năm 2017, do áp lực dư cung ngày càng lớn trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục lao dốc.