Sau khi có chủ trương thành lập thành phố Thủy Nguyên, trực thuộc thành phố Hải Phòng, thị trường bất động sản Thủy Nguyên đã có khởi sắc đáng kể.
Trong 1 tuần qua, hàng trăm đoàn nhà đầu tư đã đến Thủy Nguyên để tham khảo thị trường, nhờ đó, giá đất tại đây đã tăng nhảy vọt, nhiều nơi tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với hồi đầu năm 2020.
Mới chỉ có thông tin chấp nhận chủ trương xây dựng thành phố Thủy Nguyên, trực thuộc thành phố Hải Phòng, thế nhưng, hàng trăm khách hàng đã tới đây để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ảnh: Báo Xây dựng.
Theo khảo sát của PV báo Dân trí, nhìn chung giá đất toàn huyện Thủy Nguyên đều tăng. Tuy nhiên, giá đất tại các xã nằm dọc tỉnh lộ 359 có sức bật mạnh hơn.
Cụ thể, giá đất mặt đường 359 thuộc các xã Thủy Sơn, Thủy Đèo, An Lư đã tăng từ 20 - 40 triệu đồng/m2 lên 40 - 60 triệu đồng/m2. Cá biệt, các lô đất nằm gần với UBND xã Núi Đèo đã vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2.
Tương tự, giá đất tại các xã Lưu Kiếm, Quảng Thanh, Lưu Kỳ, Minh Tân... cũng tăng 30%, lên ngưỡng 25 - 40 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, tại khu tái định cư Bắc Sông Cấm, giá đất cũng tăng từ 35 - 40 triệu đồng/m2, lên 55 - 70 triệu đồng/m2.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bất động sản Thủy Nguyên có vô vàn tiềm năng tăng trưởng. Thứ nhất, quỹ đất tại Thủy Nguyên còn tương đối thoải mái, giá trị vẫn ở mức chấp nhận được.
Thứ 2, hạ tầng giao thông tại Thủy Nguyên đa dạng và tương đối hoàn thiện, vị trí lại nằm giáp với tỉnh Quảng Ninh nên nhà đầu tư khắp miền Bắc đang đổ dồn về đây tìm kiếm cơ hội.
Dù vậy, cũng giống như đề án xây dựng thành phố Thủ Đức, trực thuộc TP.HCM khiến giá đất tại quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức "sốt ảo", giá đất tại Thủy Nguyên cũng đang có nguy cơ tăng "ảo".
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, giá đất tăng vọt ở Thủy Nguyên là hiện tượng chung của thị trường khi có các thông tin về xây dựng hạ tầng, hoặc các đề án mới nhằm phát triển thành phố.
Phó Chủ tịch VARS đánh giá, khi lãnh đạo Hải Phòng quyết định chủ trương xây dựng thành phố Thủy Nguyên, chắc chắn khu vực này đã có quy hoạch để phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, ở thời điểm này, quy hoạch vẫn còn chưa rõ ràng. Do đó, nhiều người đầu tư vào đây theo dạng tin đồn, như vậy sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.
"Đang có hiện tượng nhà đầu tư tìm tới Thủy Nguyên theo dạng tin đồn, cứ thấy có phong trào là người dân nhào vào và có hiện tượng đẩy giá, thổi giá lên cao, như vậy rất nguy hiểm", ông Đính nói.
Theo ông Đính, chính quyền các địa phương cần phải hành động quyết liệt để kiểm soát giá đất, bằng cách công bố chi tiết về kế hoạch phát triển. Đồng thời, cung cấp cho người dân về thông tin quy hoạch, chỗ nào quỹ đất được làm hạ tầng, chỗ nào làm dự án nhà ở;....
"Phải quản lý chặt và xử lý đối với những trường hợp vi phạm mua bán, chia tách đất vườn, đất rừng làm xáo trộn cuộc sống yên bình ở vùng đó. Tôi được biết, đã có nhiều địa phương không phát triển được, có nhiều hệ lụy xảy ra mà người dân thiệt hại là chính", ông Đính cho biết.
Trong khi đó, ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cho rằng: Trước khi quyết định rót vốn vào Thủy Nguyên, nhà đầu tư nên chờ thêm một thời gian nữa để biết thêm những thông tin chính xác từ cơ quan quản lý Nhà nước, để xem mảnh đất đang nhắm tới có quy hoạch không, kế hoạch thế nào…
"Ở thời điểm hiện tại, mọi thứ còn rất mơ hồ, nếu không cẩn thận, nhà đầu tư dễ bị vướng vào các "bẫy" của cò đất", ông Chánh nói.
-
Hải Phòng: Vì sao Thủy Nguyên có thể lên phố?
Sau khi đánh giá, xem xét, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng xác định: Thủy Nguyên cơ bản đáp ứng được 4 trong tổng số 5 tiêu chí để thành lập đơn vị hành chính thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng, phù hợp với điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị được xác định trong Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Hai dự án gần 5.000 tỷ tại Hải Phòng sẽ vận hành trong năm nay
Trung tâm chính trị - hành chính và Trung tâm hội nghị - biểu diễn, với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng đang gấp rút hoàn thiện để đưa vào sử dụng trong năm 2025. Đây là hai biểu tượng mới của TP.Hải Phòng nói chung và TP.Thủy Nguyên nói riêng....
-
Việt Nam chính thức có “thành phố trong thành phố” thứ hai trên cả nước
Từ ngày 1/1/2025, huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) chính thức trở thành TP. Thủy Nguyên. Đây là "thành phố trong thành phố" thứ hai trên cả nước, sau TP Thủ Đức thuộc TP. HCM, đồng thời là mô hình đầu tiên của miền Bắc....
-
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (giai đoạn 2)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1709/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (giai đoạn 2), thành phố Hải Phòng....