Mặc dù cầu xây chưa xong, song giá đất mặt tiền đường khu vực phường An Phú Đông đã tăng chóng mặt, có vị trí hơn 100 triệu đồng/m2.

Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TPHCM đã chính thức khởi công xây dựng cầu sắt An Phú Đông với tổng mức đầu tư là 79,5 tỷ đồng.

Cầu sắt An Phú Đông có kết cấu bằng thép, dài 238m, rộng 12,5m cho hai làn ô tô và hai lề cho người đi bộ và dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Ngay sau khi có thông tin này, giá đất tại quanh khu vực bến phà An Phú Đông đã leo thang chóng mặt.

Anh Mai Tiến Phát, một cò đất tại quận 12 cho biết, so với hồi năm 2019, giá đất tại đây đã tăng 15 – 20%.

Tại một số khu vực như đường Vườn Lài (quận 12), đường Nguyễn Thái Sơn, Phan Văn Trị (quận Gò Vấp)… giá đất được ghi nhận dao động từ 80 – 110 triệu đồng/m2, tùy theo diện tích và vị trí.

“Mức giá ở đường Vườn Lài, có nhiều chỗ đã hơn 100 triệu đồng/m2. Khi cầu xây dựng xong, chắc chắn giá đất sẽ còn lên nữa…”, anh Phát cho biết.

Theo anh Phát, người mua chủ yếu tìm đất vườn của những hộ gia đình có diện tích lớn, pháp lý rõ ràng. Dù giá cao, nhưng khách hàng vẫn liên tục xuống tiền. Bên cạnh đó, các căn nhà cấp 4 nằm trong hẻm sâu cũng được người mua tìm kiếm.

Mặc dù giá đất tăng nhanh, song hiện nay người dân địa phương lại không có nhu cầu bán nhiều. Thậm chí, không ít người dân còn rủ nhau ngưng bán để tiếp tục chờ giá đất lên cao nữa. Đặc biệt, khi cầu sắt được xây dựng xong giá sẽ khác.

Phối cảnh cầu An Phú Đông từ trên cao. Ảnh: Plo.vn

Theo anh Cường, đất có giá 30-35 triệu đồng/m² thì chỉ ở trong đường nhỏ, nếu muốn đường nhựa ô tô đi được thì phải 45-50 triệu đồng/m².

“Bây giờ giá mới tăng nhẹ nên tranh thủ mua đi. Vài tháng nữa cầu xây xong giá sẽ khác, khó kiếm lời lắm” – anh Cường nói.

Trước đó, giá đất tại khu vực này đã nhiều lần tăng vọt kể từ khi có thông tin xây dựng cầu. Từ năm 2018, khi UBND TP.HCM chấp thuận đề nghị của Sở GTVT triển khai dự án thì giá đất đã tăng rồi.

Các chủ đất có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn đều không có ý định bán ra, giờ chỉ còn đất nền, nhà phố thôi” – anh Cường, một cò đất khác tiết lộ.

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc CBRE Việt Nam, thực tế thời gian qua cho thấy, thông tin hạ tầng về xã hội và cơ sở vật chất có ảnh hưởng khá lớn tới tình hình đầu tư, do các nhà đầu tư sẽ xem đây là cơ hội để đầu tư, và giá đất chắc chắn sẽ tăng lên.

Giá đất tại khu vực An Phú Đông tăng mạnh khi cầu An Phú Đông khởi công. Ảnh: TL

Trong khi đó, chuyên gia bất động sản Bùi Như Thảo cho rằng, việc giá đất tăng nhanh theo hạ tầng là điều hết sức bình thường.

Tuy nhiên, hiện nay giá đất tăng cục bộ ở một số khu vực như khu Vườn Lài... Vì vậy, người mua cần hết sức cảnh giác khi tại khu vực này có rất nhiều đất nông nghiệp rất dễ xảy ra tranh chấp, hạ tầng giao thông còn kém.

"Thực tế hiện nay, nhiều khu đất nông nghiệp được cò giới thiệu có thể chuyển đổi lên đất thổ cư, có thể phân lô, tách thửa nhưng thực tế là rất khó", bà Thảo nói.

  • Giá đất TP.HCM cao nhất cả nước

    Giá đất TP.HCM cao nhất cả nước

    Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết TP đang có giá đất cao nhất cả nước, điều này vừa là lợi thế, vừa là thách thức đối với một nền kinh tế phát triển bền vững.

Hà Linh (Nhịp cầu đầu tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.