Theo số liệu thống kê từ Hải quan Nhật Bản, Nhật Bản đã xuất khẩu khoảng 614.000 tấn thép phế liệu trong tháng 3/2022, tăng 20% so với tháng trước, trong khi giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường xuất khẩu duy nhất của Nhật Bản ghi nhận sản lượng giảm so với tháng trước đó. Cụ thể xuất khẩu thép phế liệu sang Việt Nam trong tháng 3 đạt 103.733 tấn, giảm 11% so với tháng trước và giảm 56,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu phế liệu yếu ở trong nước suy giảm và sự cạnh tranh từ phế liệu đóng container của Mỹ.
Sản lượng nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam giảm mạnh do giá phế liệu Nhật Bản tăng cao
Ngoài ra, do nguồn cung ngày càng eo hẹp, các nhà xuất khẩu thép phế liệu của Nhật ngày càng gặp khó khăn trong việc thu gom đủ phế liệu cho các tàu lớn hơn đến Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp Nhật Bản cũng ưu tiên bán cho Hàn Quốc vì yêu cầu chất lượng lỏng lẻo hơn và khối lượng cần thiết cho mỗi lô hàng ít hơn.
Trong quý 1/2022, Việt Nam là nước nhập khẩu phế liệu nhiều thứ hai của Nhật Bản, sau Hàn Quốc, với khoảng 252.825 tấn, giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong báo cáo về tình hình thị trường thép Việt Nam quý 1/2022, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á đang ở mức 624 USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/4. Mức giá này tăng 44 USD/tấn so với hồi đầu tháng 3/2022.
Việc giá thép phế liệu tăng đồng nghĩa với nhu cầu về mặt hàng này dự kiến sẽ tiếp tục giảm sút trong quý 2 năm nay.
-
Sắt thép phế liệu vẫn tính thuế VAT mức 10%
Tổng cục Thuế kết luận thống nhất mặt hàng sắt thép phế liệu không thuộc diện giảm thuế VAT trong văn bản số 2688/BTC-TCT gửi đến Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.






-
215.000 tấn thép HRC Trung Quốc vào Việt Nam trong một tháng, tăng 26 lần so với cùng kỳ
Trong tháng 6/2025, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC khổ rộng 1.880 mm trở lên từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 215.000 tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ.
-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...