Trong bối cảnh quỹ đất hạn chế và nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản bị kiểm soát chặt chẽ trong năm 2022, thì M&A hay chuyển nhượng dự án, sang nhượng thành phần là những “chìa khóa” để các doanh nghiệp có quỹ đất kết hợp với những đơn vị có năng lực phát triển dự án cùng nhau vượt qua khó khăn.
Vì lẽ đó, bất chấp những khó khăn của dịch bệnh trong 2 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn diễn ra sôi nổi hàng loạt thương vụ M&A, sang nhượng dự án giá trị lớn của các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm phát triển bất động sản dày dặn trên thị trường.
M&A: Lời giải cho bài toán quỹ đất của chủ đầu tư ngoại
M&A được coi là phương thức hữu hiệu giúp những doanh nghiệp khối ngoại giàu tiềm lực có thể giảm bớt thời gian, chi phí khi bước đầu tham gia thị trường Việt Nam hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Đồng thời cũng giúp gia tăng nguồn cung sản phẩm cho thị trường, góp phần bình ổn và đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao của người dân.
Phân tích về chiến lược đầu tư tại Việt Nam trong một tọa đàm kinh tế gần đây, ông Angus Liew – Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam nhận định không chỉ với Gamuda Land mà với tất cả các nhà phát triển dự án, M&A là giải pháp chiến lược để mở rộng kinh doanh nhanh chóng tại Việt Nam. Đó là cách thuận tiện nhờ tiết kiệm thời gian đền bù giải tỏa, thủ tục phê duyệt dự án… để có được một quỹ đất sẵn sàng triển khai dự án ngay.
Lãnh đạo Gamuda Land Việt Nam cũng cho rằng yếu tố để có được một thương vụ M&A thành công là là “đất sạch”, nghĩa là phải nằm trong quy hoạch phân khu dân cư đã được Chính phủ phê duyệt, tỷ lệ 1/2000 được thông qua và hoàn chỉnh quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng.
“Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA, EVIPA, CPTPP. Ở khía cạnh kinh tế vi mô, với tất cả các hiệp định thương mại quốc tế này, Việt Nam là một điểm đến rất tốt để đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy xu hướng ngày càng tăng người dân Việt Nam đòi hỏi môi trường sống tốt hơn. Những yếu tố nguồn cầu cao đó khiến Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản”, ông Angus Liew nhận định.
Ông Angus Liew – Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam chia sẻ về chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh ở Việt Nam
Đại diện chủ đầu tư đến từ Malaysia đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt tại phía Nam, khuynh hướng đầu tư đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Các chủ đầu tư đang chuyển hướng phát triển dự án đến các khu vực vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An với số lượng sản phẩm mới dồi dào. Động lực chính đến từ các dự án hạ tầng giao thông làm tăng kết nối giữa các khu vực, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu về nhà ở ngày càng cao của người dân.
Nắm bắt cơ hội & sẵn sàng chi “mạnh tay” ở thị trường tiềm năng
Việt Nam đang là thị trường lớn thứ 2 của ông lớn bất động sản Malaysia. Theo báo cáo tài chính do doanh nghiệp công bố, dù gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19 nhưng trong năm 2021, thị trường Việt Nam vẫn mang về khoản doanh thu hơn 5.640 tỷ đồng cho tổng công ty, chiếm đến 75% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của Việt Nam là một thị trường tiềm năng, không chỉ với Gamuda Land mà còn với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản khác từ nước ngoài hiến lược chính của Gamuda Land là phát triển các khu đô thị xanh. Đây có thể xem là “quả ngọt” xứng đáng cho quyết định “chi bạo” của chủ đầu tư này khi chỉ vừa đặt chân đến Việt Nam vào năm 2007. Cụ thể, Gamuda Land đã chi 8.600 tỷ đồng vốn đầu tư ban đầu cho khu đô thị Gamuda City tại Hà Nội và 3.600 tỷ đồng cho Celadon City tại TP.HCM.
Dự án Celadon City của Gamuda Land là một trong những khu đô thị sinh thái đáng sống hàng đầu tại TP.HCM
Chia sẻ về chiến lược mở rộng quy mô của Gamuda Land trong thời gian tới, ông Angus Liew cho biết đang quan tâm đến các khu vực vệ tinh có cơ sở hạ tầng kết nối tiềm năng và có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng kết nối như loạt dự án hạ tầng ở TP.HCM đã giúp các tỉnh giáp ranh trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Và bước đi cụ thể đầu tiên trong kế hoạch đầy tham vọng này là mua lại một dự án thành phần của “siêu” dự án Thành phố mới thuộc TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Dự án nằm ở vị trí đắc địa ngay sát Khu trung tâm hành chính mới của Bình Dương và các tiện ích giáo dục, sức khỏe, thể thao,... tiêu chuẩn quốc tế. Gamuda Land đặt ra mục tiêu phát triển dự án trở thành khu phức hợp tâm điểm với các hoạt động văn hóa, thương mại sầm uất ở trung tâm Thành phố mới Bình Dương.
Với vị trí đắc địa gần với Khu trung tâm hành chính mới của Bình Dương và các tiện ích tiêu chuẩn quốc tế, dự án của Gamuda Land hứa hẹn sẽ mang lại một không gian sống xanh hiện đại và tiện nghi cho cư dân
Trong thời gian tới, Gamuda Land sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội phát triển thêm nhiều dự án nữa tại các thành phố vệ tinh và tỉnh giáp ranh TP.HCM. Chủ đầu tư tên tuổi đến từ Malaysia đang quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình tại Việt Nam như các dự án phức hợp cao tầng, nhà ở thương mại… Đây đều là những phân khúc mà Gamuda hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai, ông Angus Liew cho biết thêm.
-
Celadon City: Trái ngọt hạnh phúc sau 15 năm kiến tạo “tiểu vùng sinh thái” phía Tây TP.HCM
Trong những ngày qua, Gamuda Land đã tổ chức lễ trao hơn 142 cuốn sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đến tay cư dân khu Ruby.
-
Gamuda Land đề xuất chuyển nhượng một phần dự án, Bộ Xây dựng nói gì?
Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về đề xuất chuyển nhượng một phần dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng của Công ty cổ phần Gamuda Land.
-
Diamond Brilliant cất nóc - khuấy động bất động sản khu vực quận Tân Phú
Sự kiện lễ cất nóc khu căn hộ cao cấp Diamond Brilliant vừa được tổ chức ngày 24/4/2022 tại Celadon City. Đây là dự án bất động sản hạng sang nổi bật tại quận Tân Phú vừa thành hình, một sản phẩm ấn tượng được phát triển bởi Gamuda Land....