Lý do là FLC thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành theo quyết định hành chính về quản lý thuế. Thời hạn tiến hành cưỡng chế bắt đầu từ ngày 30/11 đến ngày 29/12 năm nay.
FLC bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của tập đoàn mở tại 3 ngân hàng là Ngân hàng Phương Đông (OCB) chi nhánh Hà Nội, VietinBank chi nhánh Quảng Ninh và BIDV chi nhánh Quảng Ninh.
Không phải lần đầu tiên FLC nhận được quyết định cưỡng chế thuế trong năm nay. Gần nhất vào ngày 28/10, Chi cục Thuế Thành phố Kon Tum đã cưỡng chế gần 54 triệu đồng của công ty do nợ thuế quá 90 ngày.
Trước đó, FLC thông báo đã nhận 3 quyết định cưỡng chế thuế từ Cục Thuế tỉnh Quảng Bình từ ngày 28/9. Tổng số tiền bị cưỡng chế là hơn 457,7 tỷ đồng nằm trong 3 quyết định. Lý do được đưa ra là Tập đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý Thuế.
Từ sau khi cựu Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết bị bắt đến nay, công ty đã nhiều lần bị cưỡng chế hoặc xử lý thuế với số tiền gần 1.390 tỷ đồng từ các cơ quan quản lý thuế tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Cổ phiếu FLC hiện vẫn đang bị đình chỉ giao dịch từ ngày 9/9 đến nay, do không công bố nhiều báo cáo theo quy định.








-
Ông Trịnh Văn Quyết được giảm 14 năm tù, khắc phục hậu quả hơn 1.800 tỷ đồng
Từng lĩnh 21 năm tù, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nay chỉ còn phải chịu án 7 năm sau khi tòa ghi nhận tình tiết giảm nhẹ và khắc phục thiệt hại vượt mức...
-
Khắc phục gần 2.500 tỷ đồng, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được đề nghị giảm án phạt
Theo đại diện Viện kiểm sát, sau án sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết và gia đình đã khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án là gần 2.500 tỷ đồng nên có cơ sở để đề nghị giảm án.
-
VKS đề nghị giảm 13-14 năm tù cho cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
Viện kiểm sát (VKS) đánh giá cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới, nộp thừa tiền khắc phục hậu quả, nên đề nghị giảm từ 21 năm còn 7-8 năm.