Hiệp định này chính thức khẳng định sự bảo hộ của Chính phủ Việt Nam với tài sản là đất đai nói chung và bất động sản nói riêng đối cho nhà đầu tư từ các nước EU.
Tại Hiệp định EVIPA có điều khoản về trường hợp Việt Nam là Bên trưng dụng tài sản liên quan đến đất đai thì phải đảm bảo được quyền lợi của bên bị trưng dụng.
Cụ thể, bất kỳ biện pháp trưng dụng trực tiếp nào liên quan đến đất đai từ phía Việt Nam cũng phải đảm bảo được yêu cầu sau:
- Thứ nhất, việc trưng dụng phải vì mục đích phù hợp với pháp luật và quy định nội địa hiện hành.
- Thứ hai, phải thanh toán tiền bồi thường tương đương với giá thị trường, có sự thừa nhận của pháp luật và quy định nội địa hiện hành.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết mà thu hồi đất của nhà đầu tư thì Chính phủ Việt Nam phải bồi thường tiền cho nhà đầu tư tương đương với giá thị trường chứ không phải giá theo bảng giá đất hiện hành. Điều này, góp phần bảo vệ tài sản chính đáng cho nhà đầu tư và mở ra nguồn vốn lớn từ châu Âu vào thị trường bất động sản nước nhà.








-
Hà Nội sắp thu hồi hơn 50ha đất cho hai dự án hạ tầng chiến lược
Hà Nội đang tiến hành thu hồi hơn 50 ha đất tại huyện Đông Anh để triển khai hai dự án hạ tầng trọng điểm, trong đó có tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô và đường nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên....
-
Tài sản gắn liền với đất được bồi thường thế nào khi thu hồi đất?
Nguyên tắc bồi thường và những khoản bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi thu hồi đất theo quy định hiện hành thế nào?
-
Xác định loại đất khi lập phương án bồi thường thế nào?
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bồi thường đất là loại đất. Vậy xác định loại đất khi lập phương án bồi thường thế nào theo quy định hiện hành?