CafeLand - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Văn Trung, việc đường sắt đô thị đội vốn 132.000 tỉ đồng là do phê duyệt ban đầu và việc điều chỉnh tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tình trạng các dự án - đặc biệt với các dự án đường sắt đô thị - phải điều chỉnh tổng mức đầu tư được báo chí liên tục nhắc đến trong thời gian gần đây và cũng đã được Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ.

Tại Họp báo chính phủ thường kỳ tháng 8-2018, vấn đề này lại tiếp tục được đề cập đến, trong đó liên quan tới việc xử lý tình trạng 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn 132.000 tỉ đồng. Liệu Chính phủ tiếp tục đứng ra vay tiền phân bổ cho địa phương thực hiện dự án hay sẽ giao cho các địa phương tự vay vốn để làm?

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung cho rằng, việc đội vốn là do phê duyệt ban đầu và việc điều chỉnh tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.

Theo ông Trung, những vấn đề liên quan đến điều chỉnh quy mô đều phải theo quy định của Luật Đầu tư công là bao giờ cũng phải xác định rõ nguồn vốn phần nào của Ngân sách Trung ương, phần nào của địa phương nên không phải mọi dự án tăng vốn đều là Chính phủ đứng ra vay tiền cho địa phương triển khai.

“Khi đi vay tiền ODA về bao giờ cũng liên quan đến trần nợ công, phải cân đối xem xét đối với từng dự án, cả dự án quan trọng quốc gia cũng như dự án địa phương đều phải nằm trong trần nợ công cho phép”, ông Trung khẳng định.

Trước đó, trong văn bản về ODA và vốn vay ưu đãi gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ KH&ĐT đã chỉ ra rằng, tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư xảy ra đối với nhiều chương trình, dự án, điển hình là các dự án đường sắt đô thị.

Theo Bộ này, quy trình, thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư thường mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện dự án do phải tiến hành thẩm định, lấy ý kiến cơ quan liên quan và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Có 4 nguyên nhân dẫn tới việc tăng mức đầu tư của các dự án được Bộ này chỉ ra. Thứ nhất là do kéo dài thời gian bàn giao mặt bằng dẫn tới phát sinh thêm chi phí. Thứ hai là do biến động giá của nguyên, nhiên vật liệu và tăng lương tối thiểu. Thứ ba là tăng khối lượng xây dựng. Thứ tư là năng lực của tư vấn kém.

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn tới 132.576 tỉ đồng, cụ thể:

Dự án Xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỉ đồng lên 51.750 tỷ đồng, sau khi thẩm định đang đề nghị điều chỉnh xuống 33.568 tỉ đồng.

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) tăng từ 17.387 tỉ đồng lên 47.325 tỉ đồng.

Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM tuyến Bến Thành - Tham Lương vay nguồn Đức, ADB, EIB dự kiến tăng từ mức 26.116 tỷ đồng lên 47.603 tỉ đồng.

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỉ đồng lên 47.325 tỉ đồng.

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vay Pháp, ADB, EIB tăng tổng mức đầu tư từ 783 triệu EUR lên 1.176 triệu EUR, nghĩa là đội vốn 393 triệu EUR, tương đương khoảng 10.400 tỉ đồng.

Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị số 1, 2 của TP.HCM và Tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) của thành phố Hà Nội hiện cũng đang trong quá trình điều chỉnh dự án.

  • Thấy gì qua sự đội vốn của tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên?

    Thấy gì qua sự đội vốn của tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên?

    Tổng mức đầu tư (TMĐT) tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Bến Thành - Suối Tiên của TP Hồ Chí Minh đang được đưa ra xem xét. Cơ quan hữu trách cho rằng, sự phê duyệt trước đây đã thực hiện chưa đúng trình tự pháp lý và thẩm quyền. Xin hiểu cho trình tự pháp lý và thẩm quyền chỉ là câu chuyện của thủ tục. Cốt lõi của vấn đề là phải làm sao để TMĐT dự án được xuất phát từ những căn cứ xác thực, không bị tính sai, tính ảo. Song điều này thì lại hình như chưa được quan tâm đúng mức để làm cho rõ ngọn ngà

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.