NHNN là cơ quan quản lý nhà nước, không có chức năng kinh doanh, nếu vừa quản lý vừa buôn bán vàng sẽ tạo ra cơ chế độc quyền.

Quy định theo hướng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trực tiếp can dự, chi phối thị trường vàng miếng (Pháp Luật TP.HCM ngày 25-1) nếu được ban hành có thể lập lại trật tự giá vàng trên thị trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ.

Quản lý kiểu “một mình một chợ”

Theo khoản 3 Điều 1 Dự thảo Quyết định, “giá mua, giá bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN do thống đốc NHNN quyết định”. Thế nhưng trong cơ chế thị trường, giá phải do thị trường quyết định. NHNN là cơ quan quản lý nhà nước, không có chức năng kinh doanh. Nếu NHNN vừa quản lý vừa buôn bán vàng sẽ tạo ra cơ chế độc quyền.

Hiện nay, NHNN điều tiết thị trường bằng biện pháp hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất...), bỏ qua các yếu tố cung cầu của thị trường dẫn đến bế tắc trong sản xuất và lưu thông, tạo ra khan hiếm giả tạo. Giá vàng trong nước gần đây cao hơn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Trong lịch sử, chưa từng có sự chênh lệch vô lý như vậy.

Theo PGS Ngô Trí Long, nếu NHNN vừa quản lý vừa buôn bán vàng sẽ tạo ra cơ chế độc quyền. Ảnh: HTD

Trước đây, khi các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa tham gia, thị trường vàng không hề có hiện tượng đầu cơ, sốt giá cao độ như thời gian qua. Ngay cả trong bối cảnh siêu lạm phát những năm 1980 cũng không có và Nhà nước còn nhập vàng để bình ổn.

Hơn nữa, những biện pháp hành chính đưa ra chỉ có tính tình thế, đối phó cục bộ. Thế giới đang chuyển hướng từ thị trường vật chất sang thị trường tài chính với các sản phẩm đầu tư tiện ích hơn (như chứng chỉ quỹ). Trong khi đó, Việt Nam vẫn chăm chăm quản lý sản xuất và kinh doanh vàng miếng khiến cho danh mục sản phẩm tài chính bị hạn chế.

Việt Nam đang quản lý thị trường vàng kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Cả trong quá khứ và hiện tại, chưa một ngân hàng trung ương nào trên thế giới có chính sách chỉ duy trì một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Thụy Sĩ, Ấn Độ…, mỗi tổ chức, doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh vàng đều có thương hiệu riêng và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.

Hãy trả lại cho DN!

Từ những điều chưa hợp lý trên, rõ ràng NHNN chỉ nên thực hiện chức năng quản lý nhà nước, điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh Ngoại hối, Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, chính sách thuế. NHNN không nên tham gia sản xuất, kinh doanh, không trực tiếp can dự vào việc kinh doanh của các DN.

NHNN chỉ quản lý tuổi vàng, trọng lượng, nhãn hiệu như các DN đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu vàng cùng tồn tại thay vì độc quyền. DN nào đáp ứng đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường.

Tôi cho rằng cần sửa đổi Nghị định 24/2012 để loại bỏ những bất cập trên thị trường. Theo đó, NHNN trả lại sản xuất, kinh doanh vàng miếng cho các DN. NHTM không nên đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng miếng mà chỉ nên triển khai các sản phẩm tài chính phái sinh, nếu muốn kinh doanh vàng miếng thì nên thành lập công ty vàng độc lập.

Việc chống “vàng hóa” không thể thực hiện bằng giải pháp hành chính mà phải chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản…) trên một trung tâm giao dịch tập trung.

Với trung tâm này, nhà đầu tư cá nhân, tổ chức không cần phải cầm vàng đến hoặc mang vàng về mỗi lần giao dịch mà có thể ký gửi tại các trung tâm lưu ký, tiện lợi, nhanh chóng và bớt rủi ro hơn rất nhiều so với phương thức mua bán vàng miếng truyền thống. Giá mua, bán được ghi số ngay trên tài khoản vàng của khách hàng, họ có thể biết ngay lãi hay lỗ khi giá vàng lên hay xuống.

Không có chuyện tạo biên độ cho vàng trang sức

Qua ghi nhận tại các tiệm vàng khu vực chợ Thiếc (quận 11), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), chợ Bến Thành (quận 1), chợ An Đông (quận 5)… ngày 25-1, phần lớn các tiệm vàng đều có bán vàng nhẫn SJC đóng vỉ hoặc vàng nhẫn của tiệm thay thế cho vàng miếng. Từ khi việc mua bán vàng miếng được quản lý theo Nghị định 24 thì thị trường vàng xuất hiện loại vàng nhẫn đóng vỉ, khiến người dân rất băn khoăn về giá cả và chất lượng.

Trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, được biết theo Nghị định 24 thì vàng nhẫn là vàng trang sức và không thay thế cho vàng miếng. Ông Minh cũng thông tin thị trường vàng hiện đang đi vào ổn định và không có chuyện NHNN tạo biên độ cho vàng trang sức như cách quản lý ngoại hối như một số cơ quan truyền thông đã đưa tin.

BÙI NHƠN

Sẽ có trung tâm giao dịch vàng miếng tại Hà Nội và TP.HCM

NHNN tham gia thị trường với vai trò kiến tạo và chỉ đạo đảm bảo sát giá thị trường.Giai đoạn đầu NHNN sẽ đấu thầu thủ công tại chỗ để bán ra chứ không phải để mua.

Ngoài ra, NHNN sẽ xây dựng quy trình xuất nhập khẩu, trực tiếp điều tiết chiều bán ra nhằm kiểm soát khả năng đầu cơ đến mức tối thiểu. Về lâu dài, NHNN sẽ tổ chức hai trung tâm giao dịch vàng miếng tại Hà Nội và TP.HCM, phục vụ đấu thầu công khai, minh bạch. Sau khi thị trường ổn định khoảng hai năm sẽ tổ chức mua bán liên ngân hàng và DN.

Thời điểm mua vàng vàotùy thuộc vào người dân và thị trường. Lượng cung tiền để thực hiện việc này đã được NHNN tính toán.

Đã tham gia thị trường thì cần bảo đảm ba nguyên tắc: bảo toàn, thanh khoản và sinh lời. Đương nhiên, NHNN không muốn lỗ nhưng chuyện hạch toán quy ước lãi - lỗ đối với vàng phức tạp hơn nhiều so với ngoại tệ. Sinh lời không phải là mục đích ưu tiên hàng đầu của NHNN.

ÔngNGUYỄN QUANG HUY,
Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN)

PGS-TS Ngô Trí Long

  • Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng

    Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng

    Theo số liệu của Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank, tổng nợ xấu đến cuối năm 2012 của 4 ngân hàng này là hơn 46.600 tỷ đồng. <br/br>

  • Lạm phát năm 2013 không có gì phải lo ngại

    Lạm phát năm 2013 không có gì phải lo ngại

    CafeLand - Theo Tổng Cục Thống kê, CPI tháng 01/2013 tăng 1,25%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 9 đến nay và là tháng thứ 2 trong vòng 1 năm qua. Điều này đã khiến cho không ít người quan ngại lạm phát sẽ tăng mạnh trong năm 2013. Tuy nhiên, phân tích bản chất tăng của chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 và nhìn vào tổng quan nền kinh tế chúng tôi cho rằng lạm phát năm 2013 không đáng lo ngại. <br/br>

  • Nợ xấu bất động sản: Ngân hàng nào sai?

    Nợ xấu bất động sản: Ngân hàng nào sai?

    Đâu là con số thực của nợ xấu bất động sản, tổ chức tín dụng nào cho vay không đúng quy định, lãi suất sẽ ổn định trong thời gian bao lâu...?

Trà Phương (Pháp luật TP.HCM)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.