Tại buổi họp báo về một số nội dung mới của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) diễn ra vào ngày 10/7, ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH-ĐT) cho biết, việc dừng thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) đã được Ban soạn thảo luật đánh giá kỹ lưỡng cả về mặt khoa học và thực tiễn.
Xét về mặt khoa học, qua nghiên cứu cũng như tiếp thu ý kiến các chuyên gia quốc tế, nhiều đánh giá cho rằng hình thức BT của Việt Nam không phải mang bản chất của đối tác công tư. Cụ thể, đó là có sự hợp tác chặt chẽ, dài hạn giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.
"Dự án BT hiện tại của Việt Nam chỉ làm xong, chuyển giao cho Nhà nước và nhà đầu tư lấy một dự án đối ứng bằng đất, hay bằng tài sản, bằng tiền. Nhà đầu tư không có trách nhiệm lâu dài với dự án đó", ông Trương nói.
Thời gian qua, dự án BT đã để lại nhiều hệ lụy, dư luận không tốt. Ảnh minh họa
Về mặt thực tiễn, dự án BT thời gian qua dù phát huy nhiều tác dụng, huy động được nguồn lực, thay đổi diện mạo một số địa phương có triển khai dự án theo hình thức BT, tuy nhiên cũng nhiều mối quan ngại đặt ra nhiều vấn đề như, tổng mức đầu tư của dự án BT tăng, dự án không được kiểm soát chặt chẽ, đất đối ứng cho dự án bị định giá thấp… bộc lộ nhiều hạn chế, vì vậy, Luật PPP quyết định dừng dự án BT.
Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, từ ngày 15/8/2020, các dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ phải dừng. "Đối với những dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, nếu chưa có thiết kế dự toán, chưa phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu thì đến ngày 1/1/2021 thì cũng sẽ dừng thực hiện", ông Trương cho biết.
Bổ sung thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Vũ Đại Thắng chia sẻ, BT là một phương thức thu hút đầu tư đã được nhiều địa phương triển khai thực hiện trong một thời gian dài, cũng đã xây dựng được nhiều công trình theo hình thức này.
Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều bất cập. Thêm nữa, theo định nghĩa về PPP trong luật PPP, hình thức BT không phải là đối tượng của PPP, vì không có sự hợp tác lâu dài giữa Nhà nước và tư nhân, không có hợp đồng dài hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Vì vậy, hình thức này không nằm trong phạm vi nội hàm của Luật PPP.
"Đặc biệt, trong quá trình tổ chức triển khai Luật Quy hoạch, nhận thấy việc sử dụng các quỹ đất để đối ứng lại các dự án BT ảnh hưởng lớn đến quy hoạch, thậm chí phá vỡ quy hoạch của các địa phương. Do vậy, Bộ KH-ĐT đã có báo cáo kiến nghị dừng triển khai các dự án theo hình thức BT", Thứ trưởng Vũ Đại Thắng chia sẻ.
Về nguồn tiền để thực hiện các dự án sau khi dừng các dự án BT, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, đất đai chúng ta đã có, pháp luật cho phép đấu thầu, đấu giá. Do vậy chúng ta có thể đấu giá mặt bằng để lấy kinh phí thực hiện dự án đầu tư theo nhu cầu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
“Tạm dừng thực hiện hợp đồng theo hình thức BT cũng là một trong những điểm để quản lý hiệu quả hơn nữa quỹ đất trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nói.
Hồi tháng 6/2020, với tỷ lệ tán thành 92,75%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó một trong những điểm đáng chú ý là luật đã dừng thực hiện dự án BT trong giai đoạn tới, đặc biệt kể từ ngày Luật công bố, sẽ dừng nghiên cứu mới các dự án BT.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).