Các chuyên gia đánh giá quy hoạch lần này giải quyết được hầu hết những bất cập trước đây
Dựa vào quy hoạch này, các dự án mở đường sẽ được thực hiện, các thiết chế công cộng phát triển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận, cũng như của thành phố. Khi có quy hoạch phân khu, các doanh nghiệp có động lực tham gia nghiên cứu các khu vực để phát triển dự án. Người dân cũng có thêm cơ sở để biết đất ở có bị ảnh hưởng bởi quy hoạch hay không, từ đó có phương án xây dựng nhà ở phù hợp.
TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, quy hoạch 6 phân khu bao gồm 4 quận nội đô là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng là những quy hoạch đã nhiều lần được định hướng. Ví dụ như khu phố cổ đã được quy hoạch từ năm 1995, điều lệ quản lý từ năm 1999, năm 2013 cũng đã có quy chế quản lý khu phố cổ. Bên cạnh đó, còn có các quy hoạch cục bộ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm nhưng nhiều dự án không thành công.
Theo đánh giá của ông Nghiêm, quy hoạch lần này đã giải quyết được hầu hết những bất cập trước đây, trong đó có vấn đề quản lý dân số. Bởi từ năm 1998, Hà Nội đã có quy hoạch quy mô dân số nội đô, khi có quy hoạch khu nội đô lịch sử lúc đó chỉ có 96 vạn dân. Với các chỉ tiêu văn hóa du lịch, Hà Nội đã đề nghị rút xuống còn 80 vạn dân nhưng không thực hiện được.
Theo ông Nghiêm, hiện dân số nội đô Hà Nội đã tăng đến gần 1,4 triệu, đây là vấn đề quan trọng, giải quyết được vấn đề dân số sẽ kéo theo giảm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo tồn di sản.
Điểm nhấn thứ hai ở bản quy hoạch vừa ban hành là di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm và một số trường đại học. Ngay trong Luật Thủ đô 2013 cũng đã đặt ra vấn đề này nhưng vẫn gặp nhiều vướng mắc. Lần này quy hoạch đã xác định rõ hơn chức năng, địa điểm các cơ sở buộc phải di dời.
Thứ ba, theo ông Nghiêm, đây là khu đô thị lịch sử, gắn kết phát triển giao thông như đường trên cao, đường sắt đô thị… Quy hoạch này sau khi lấy ý kiến rộng rãi sẽ kết nối các nghiên cứu đưa ra định hướng hợp lý để phát triển giao thông. Hiện tại đất cho giao thông tại 4 quận nội đô đang chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ dưới 10% diện tích đất tự nhiên. Quy hoạch được duyệt đã xác định diện tích đất giao thông phải đạt từ 20 - 25%. Đặc biệt, lần này sẽ phân bổ vào quy hoạch 4 quận nội thành có thêm quy hoạch không gian ngầm.
TS. KTS Trần Minh Tùng, Trưởng bộ môn Kiến trúc dân dụng, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng cho rằng, nhiều quy hoạch không chấp nhận nhà cao tầng trong nội đô, trong khi nhu cầu là có, cuối cùng lại phải “lách”, chấp nhận nhồi nhà cao tầng vào nội đô. Như vậy chính quy hoạch đang làm khó quy hoạch. Khi tính toán làm quy hoạch cần phải căn cứ cả hiện trạng thực tế, để tạo thuận lợi, động lực phát triển, đừng để quy hoạch chỉ mang nặng tính lý thuyết
-
Hà Nội công bố quy hoạch khu vực nội đô hơn 2.700ha
CafeLand - Sáng 22/3, TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A, H1-1B, H1-1C; H1-2; H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2000 thuộc khu vực Nội đô lịch sử TP. Hà Nội và thuộc địa bàn các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
-
Cao ốc “bức tử” hạ tầng phía tây Hà Nội
CafeLand - Sự xuất hiện ồ ạt của hàng loạt cao ốc chọc trời đã khiến những tuyến đường ở phía tây Hà Nội như Lê Văn Lương – Tố Hữu, Mễ Trì Hạ, Trung Hoà,… đứng trước áp lực quá tải về hạ tầng và ùn tắc giao thông nghiêm trọng. ...
-
Qui hoạch bị phá vỡ tan hoang, người dân Hà Nội còn khổ dài!
Hà Nội chịu áp lực rất lớn về tình trạng nhập cư không thể kiểm soát, cùng với đó là các hệ lụy về giao thông, môi trường, an sinh xã hội…
-
GS Đặng Hùng Võ: Quy hoạch Hà Nội đã bị "băm quá nát"
Hà Nội từ xưa đã có quy hoạch nhưng được điều chỉnh thường xuyên theo nhu cầu của nhà đầu tư dẫn dẫn đến nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là tình trạng tắc đường hiện nay.