Đã từ lâu, giảm giá BĐS là điều luôn mong muốn của bất cứkhách hàng nào. Tuy nhiên, sóng giảm giá chung cư trên diện rộng trong thời gian vừa qua đã gây tâm lý không tốt trên thị trường BĐS. Người mua hàng thì luôn chờ đợi tới mức giá tốt hơn, chủ đầu tư khó khăn lại chồng chất khó khăn, thị trường thêm phần ảm đạm. Phải chăng bão giảm giá đang cho thấy hậu quả ngoài mong muốn của các chủ đầu tư.

Tìm hiểu Cty Đất Xanh miền Bắc - một đơn vị phân phối BĐS khá có tiếng tại thị trường địa ốc Hà Nội, cho thấy việc giảm giá – bán bằng mọi giá của nhiều DN BĐS trên địa bàn thủ đô đang có vấn đề thực sự. Theo đó, sản phẩm mà đơn vị này tập trung trong thời gian qua là dự án chung cư bình dân – điều đã giúp họ đứng vững trong cơn sốt lạnh của địa ốc. Đại diện Cty phân phối này cho biết: Việc thị trường chung cư (cũng như đối với tất cả các phân khúc) giảm giá trong 3 tháng gần đây đã trở thành một hiện tượng cần xem xét. Các chủ đầu tư cũng rất cố gắng để đưa ra mức giá tốt nhất để tạo thanh khoản cho thị trường. Trong đó, một số chủ đầu tư đi nhanh hơn số còn lại bằng cách đưa ra mức giá khá đột phá (giảm sâu – PV) để thu hút khách hàng về phía mình. Tiếp đến, những chủ đầu tư khác nhận ra điều đó và cố gắng đưa mức giá hợp lý hơn để cạnh tranh hút người mua về phía mình.

Đối với khách hàng, giảm giá bán sản phẩm BĐS là một tín hiệu tích cực khi giá BĐS vẫn đang ở mức cao so với mặt bằng thu nhập trung bình của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, ở vai trò là chủ đầu tư, thì tác động tiêu cực là điều hiển hiện. Cụ thể, rủi ro đối với những DN BĐS đã giảm giá quá sâu, quá nhiều là mức lợi nhuận không còn, thậm chí mức giá dưới mức giá thành. Điển hình trong trường hợp những chung cư thương mại bán từ 12-14 triệu đồng/m2 ở giai đoạn này, sẽ rất khó để làm những chung cư như trên nếu xét tổng chi phí đầu tư. Do đó, có ý kiến cho rằng, nên chăng chủ đầu tư hãy chỉ giảm giá ở mức nhất định và tại thời điểm nhất định mới mong cân đối được mong muốn của khách hàng lẫn người bán. Phân tích về điều này, GS.TSKH Đặng Hùng Võ chỉ rõ: Đi quá đà của việc giảm giá rất có thể xảy ra. Bởi người tiêu dùng sẽ nghĩ là còn có thể giảm nữa. Điều này khiến cho giá trôi xuống dưới mức cần thiết mà thị trường đã có thể chấp nhận. Nói cách khác, nếu chúng ta để đường cung và đường cầu không gặp nhau một cách quá đà, thì sẽ khiến nhà đầu tư thiệt thòi quá nhiều, trong khi vẫn chưa làm tăng được giao dịch.

Chẳng đâu xa, thị trường BĐS phía Nam cũng đã chứng kiến một thời gian dài giảm giá nhưng không có thay đổi gì tích cực trong giao dịch. Mới đây, tại buổi Tọa đàm “Cơ hội nào cho thị trường BĐS?”, nhiều chuyên gia lẫn DN địa ốc đều chung nhận định: tiếp tục giảm giá sẽ tạo nên sự lầm tưởng lớn trên thị trường. Niềm tin cũng như việc giảm giá đến đâu là phù hợp thì rất cần vai trò của Hiệp hội BĐS chỉ đường, dẫn lối. Đóng vai trò là liên kết những nhà đầu tư BĐS, nếu biết phát huy đúng hướng, cơ quan Hội hoàn toàn có thể dàn xếp những chiến lược kinh doanh để giúp đoàn tàu BĐS không đi quá đà vào hố sâu giá đang được đào sẵn. Tuy nhiên, để làm được điều này, e rằng rất khó. Bởi chính tâm lý những nhà đầu tư BĐS, những DN địa ốc đang trực tiếp tham gia trên thị trường vẫn chưa đồng thuận. Chỉ khi nhìn về cùng một hướng, với đầu tàu sáng suốt và mạnh mẽ, các toa tàu – DN BĐS làm ăn chuyên nghiệp – mới có cơ hội tồn tại và phát triển bền vững.

Để phá băng BĐS trong giai đoạn này, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như BĐS đều kết luận: DN địa ốc nên tập trung vào những khách hàng cuối cùng của chuỗi giao dịch và cam kết đảm bảo chất lượng, tiến độ. Với những chủ đầu tư đã đưa dự án ra thị trường, việc giảm giá sẽ gặp nhiều khó khăn cho bản thân DN bởi gây ra mâu thuẫn về lợi ích giữa khách hàng cũ và mới; còn đối với những dự án đã và sắp tung ra thị trường thì thiết lập một mặt bằng giá chắc chắn sẽ xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Tô – Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn Hà Đô

Giá cả phải chuyển theo thị trường, do đó không cần thiết phải cứng nhắc về mặt bằng giá. Gói giá mà chúng tôi (Tập đoàn Hà Đô) đưa ra theo đó cũng tương đối phù hợp với nhu cầu thực của thị trường. Đơn cử, trước đây chúng tôi đưa ra giá bao gồm toàn bộ nội thất là 29,5 triệu đồng/m2. Mới đây, khi khách hàng cảm thấy giá 29,5 triệu đồng là quá cao so với mặt bằng chung thì DN bỏ gói nội thất đi và giảm giá xuống còn 25 triệu đồng/m2. Thậm chí, tới đây nếu thị trường khó khăn hơn, DN sẽ có những giải pháp khác để cung – cầu gặp nhau tốt hơn. Điển hình, gói nội thất có thể cho khách hàng tự làm, hoặc tự thi công một phần bên trong căn hộ để giảm giá tối đa. Mặc dù có thể bản chất không phải là giảm giá, nhưng người sử dụng – người đầu tư muốn như vậy nên chúng tôi sẽ có những giải pháp cụ thể để giảm giá hơn nữa.

  • Làm chính quyền cũng khổ!

    Làm chính quyền cũng khổ!

    "Trên chỉ áp xuống dự án vào chỗ này, khu công nghiệp sẽ lấy chỗ kia, doanh nghiệp muốn chỗ nọ... còn chuyển dân đi đâu, giải quyết hệ luỵ thì địa phương tự lo". <br/br>

  • Đề xuất diện tích thuộc lộ giới được xây dựng tối đa 3 tầng

    Đề xuất diện tích thuộc lộ giới được xây dựng tối đa 3 tầng

    Ngày 18.12, Sở Xây dựng đề xuất với UBND TP.HCM một số nội dung thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn TP trong thời gian chờ Thông tư hướng dẫn Nghị định 64/2012 về cấp phép xây dựng của Bộ Xây dựng. <br/br>

  • Tan băng bất động sản – bắt đầu từ nhà ở xã hội

    Tan băng bất động sản – bắt đầu từ nhà ở xã hội

    Theo ghi nhận của phóng viên, gần đây, tại Hà Nội, không ít chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại đã bắt đầu có những chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ diện tích xây dựng nhà ở xã hội để tiến mạnh hơn vào phân khúc thị trường nhà cho người thu nhập thấp. <br/br>

Theo Đông Hưng (Báo Xây dựng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.