11/06/2015 3:27 PM
Trong số các siêu dự án thép, duy nhất Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Formosa đang xây dựng. Các dự án khác, cái bị rút giấy phép, cái không được cấp phép, cái dậm chân tại chỗ.

Chờ chết và khai tử

Dự án Thép Guang Lian có công suất 5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 1 tỷ USD ngay từ đầu đã được nhận định là tỷ suất vốn đầu tư trên công suất thấp khó có hiệu quả. Dự án nhiều lần xin điều chỉnh vốn lên 3 tỷ USD với công suất giữ nguyên, rồi 4,5 tỷ USD công suất 7,5 triệu tấn/năm nhưng không được chấp nhận.

Cả thời gian dài sau khi khởi công vào cuối 2007 chủ đầu tư chẳng làm gì, đất dự án bị bỏ hoang nhiều năm.

Mọi chuyện phần nào được giải tỏa vàoi 2012, JFE - Tập đoàn thép lớn thứ 6 toàn cầu và thứ hai ở Nhật Bản, quyết định ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án. Nhưng sau hai năm nghiên cứu, JFE bất ngờ rút lui. E-United lại quay về tiếp quản dự án và mới đây nhất đã xin giảm vốn đầu tư dự án xuống còn 2 tỷ USD.

Quảng Ngãi không muốn thu hồi giấy phép đầu tư và cho rằng, các nội dung nhà đầu tư đề nghị như giảm vốn xuống còn 2 tỷ USD và phân kỳ tiến độ đầu tư làm 4 giai đoạn là "phù hợp. Vì vậy, Quảng Ngãi muốn xem xét cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh đầu tư lần 5 cho dự án. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn lo ngại hiệu quả của dự án này không còn, do thị trường thép hiện nay đang suy giảm. Trong khi có nhiều dự án thép lớn đang triển khai xây dựng trong nước và khu vực.

Với dự án thép Cà Ná, khởi công 2008 và được Vinashin bỏ ra 83 tỷ đồng để san lấp, giải phóng mặt bằng cũng bị bỏ hoang. Có giai đoạn, địa phương đã không thể liên lạc được với chủ đầu tư. Tại Việt Nam, nhà đầu tư này lại không có đại điện, cũng không có trụ sở, văn phòng đặt tại khu dự án.

Khu liên hợp thép Cà Ná vẫn chỉ là bãi đất hoang.

Không làm gì nhưng Lion Group lại đưa ra những đòi hỏi rất phi lý như: bảo lãnh cho tập đoàn trong việc vay vốn ngân hàng, bảo hộ cho nhà máy thép trước thép nhập khẩu...

Đến 2011, Bình Thuận đã quyết định thu hồi giấy phép đầu tư với dự án này.

Chủ đầu tư dự án Thép Tata từng có ý định đầu tư nghiêm một liên hợp thép với vốn 5 tỷ USD, công suất 5 triệu tấn, sử dụng quặng từ mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh).

Tuy nhiên khi đang chuẩn bị dự án, vị trí dự kiến đặt nhà máy của Tata đã được Hà Tĩnh cấp cho một dự án thép khác là Formosa. Sau đó, Hà Tĩnh cấp cho Tata khu đất khác nhưng diện tích nhỏ hơn sơ với yêu cầu của dự án, cùng với đó kinh phí đến bù 5.000 tỷ đồng nhưng tỉnh không có, còn Tata chỉ đồng ý ứng ra 600 tỷ đền bù bằng với số tiền mà Formosa bỏ ra.

Hai bên không đi đến thống nhất, đến 2014 Tata tuyên bố rút khỏi dự án.

Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco sau gần 5 năm khởi công vẫn giậm chân tại chỗ. Là dự án FDI có quy mô lớn nhất Nghệ An, được khởi công từ năm 2010 để đón mỏ sắt Thạch Khê. Tuy nhiên, đến nay mỏ sắt này vẫn chưa được khai thác do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê chủ đầu tư và cũng là đối tác tham gia dự án của Kobelco, không huy động đủ vốn góp, nên nhà máy bị dừng lại.

Hiện tại, số phận của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê ngày càng mịt mờ, Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco tại Nghệ An vốn phụ thuộc vào nguyên liệu này cũng phải tạm dừng. Bời chủ đầu tư không thể mạo hiểm bỏ tỷ USD để xây dựng nhà máy mà chưa có nguồn nguyên liệu.

Dự án Liên hợp thép của Tập đoàn Thép Possco (Hàn Quốc) liên doanh với Vinashin cuối cùng không được Chính phủ cấp phép.

Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa, dù đã triển khai, nhưng vẫn chậm nhiều so với kế hoạch. Khởi công từ cuối năm 2008 nhưng mãi đến đầu 2012 mới tiến hành xây dựng.

Quả ngọt thành quả đắng

Với hàng loạt các dự án như trên đang để lại những hậu quả lớn khó giải quyết cho các địa phương. Điển hình nhất là 2 dự án Nhà máy thép Guang Lian, và Thép Cà Ná Ninh Thuận.

Hàng loạt dự án đang để lại những hậu quả lớn khó giải quyết cho các địa phương.

Tại dự án Nhà máy thép Guang Lian, người dân xã Bình Đông (Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã bàn giao 220 ha, chiếm tới 70% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Phần lớn bà con nông dân ở xã Bình Sơn bị thu hồi 100% đất sản xuất, sau khi về khu tái định cư đều thiếu việc làm, thiếu đất sản xuất, đồi sống khó khăn. Còn hàng trăm hecta đất tốn cả trăm tỉ đồng để giải tỏa vẫn chỉ bỏ hoang, thả bò. Tập đoàn E-United đòi tỉnh Quảng Ngãi phải hoàn trả họ 50 triệu USD nếu dự án không tiếp tục xây dựng.

Khu liên hợp thép Cà Ná vẫn chỉ là bãi đất hoang. Năm 2010, khi chưa bị rút giấy phép, người dân vùng dự án rơi vào tình cảnh ‘khóc dở mếu dở’ vì đất có nhưng không sản xuất được, nợ ngân hàng chồng chất.

Cụ thể, người dân trong dự án có .650 ha diện tích mặt đất và 330 ha mặt biển bi thu hồi đất và được cam kết thanh toán đền bù. Người dân mang đất đi thế chấp vay tiền, ngân hàng cũng tin quyết định đền bù nên cho vay.Khi dự án không triển khai, người dân trở thành con nợ. Người đã nhận đền bù cũng rơi vào cảnh khốn khó vì chủ dự án không thực hiện đền bù toàn bộ mà theo cách nhỏ giọt. Có người được nhận 30%, người 50%, người được 70%, số còn lại chẳng biết đến bao giờ.

Đến 201, đất ự án được chuyển đổi thành khu công nghiệp Cà Ná, với diện tích chỉ còn 1.000 Ha nhưng thu hút đầu tư khó khăn. Vừa qua Chính phủ lại đồng ý với đề nghị của tỉnh Ninh Thuận xin điều chỉnh giảm xuống còn 870 Ha.

Với dự án khác như Nhà máy sắt xốp Kobelco, không đi vào xây dựng trong khi đất đã được tỉnh Nghệ An bàn giao, để hoang, tốn kinh phí giải phóng bằng mà chưa biết đến khi nào mới đi vào hoạt động.

Trần Thủy (Vietnamnet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.