26/11/2011 1:49 AM
CafeLand - Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cùng với chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ, thị trường bất động sản gần như tê liệt hoàn toàn. Theo nhận định của các chuyên gia, các dự án bị trì hoãn hoặc chậm tiến độ chủ yếu do chính sách thặt chặt tín dụng. Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ khác thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thật sự do siết tín dụng không?
Từ năm 2010 đến nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án. Vì thế, hàng loạt dự án từ bất động sản nhà ở cho đến du lịch, nghỉ dưỡng, cao ốc văn phòng,…đã gần như “bất động” hoặc chậm tiến độ, thậm chí có một số dự án bị thu hồi giấy phép xây dựng như: Đà Nẵng Centre, khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc Hội An II và III,…
Dự án “treo”: Đâu là nguyên nhân?
Nhiều dự án bị trì hoãn. Nguồn: Internet.

Vừa qua, theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, có 30 dự án trên địa bàn đang bị đưa vào danh mục dự án chậm triển khai thực hiện và có khả năng sẽ bị thu hồi.

Tại khu vực phía Nam, hàng loạt dự án chậm tiến độ bàn giao. Điển hình, 584 Lilama SHB Town theo cam kết đến nay phải xây thô đến tầng 5 nhưng thực tế dự án chỉ xây xong phần móng, Hoàng Anh New Saigon,… Như vậy, nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng trên?

Chưa hẳn do thắt tín dụng

Theo lý giải của nhiều chủ đầu tư, chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ đã hạn chế nguồn vốn để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện dự án đúng tiến độ. Ngoài ra, thị trường bất động sản đang trầm lắng nên tạm thời trì hoãn kế hoạch triển khai dự án.

Có thể thấy, trong những năm qua, toàn cảnh thị trường hầu như đã “đóng băng” trước sự can thiệp của Chính phủ. Những quy định chặt chẽ của Nghị định 71/2010/NĐ – CP về phương thức huy động vốn từ khách hàng sau khi xây xong phần móng, cùng với chính sách kiềm chế lạm phát đã đẩy các chủ doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư lâm vào tình cảnh thiếu vốn trầm trọng. Do đó, xét theo khía cạnh này thì lý giải trên của các chủ đầu tư dự án hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, nếu xem xét ở khía cạnh khác thì đó chưa phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng trên mà phải kể đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bất động sản. Điều muốn nhắc đến ở đây chính là sử dụng của khách hàng đúng mục đích. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện nhiều dự án cùng lúc, dùng vốn của dự án này đem sử dụng cho dự án hoặc mục đích khác. Vì vậy, dòng vốn cứ luân chuyển không tập trung vào một dự án hiện hữu cộng với chi phí vốn quá cao tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng dự án “treo” hoặc chậm tiến độ như đã cam kết.

Với phân tích trên, thiết nghĩ chính sách thắt chặt tín dụng chưa hẳn đã làm nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào “bế tắc”. Bên cạnh những dự án bị trì hoãn vẫn có nhiều dự án được triển khai đúng tiến độ như: Thái An 3,4, Chung cư Ngọc Lan, An Bình Tower, Lê Thành B, Muberry Lane, Diamond Island …Do đó, nếu chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn huy động từ khách hàng đúng mục đích và có hiệu quả chắc dĩ nhiên các dự án sẽ được thực hiện đúng tiến độ.

Tường Vy
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.