Báo Tiền Phong nhận được phản ánh, tại cụm công nghiệp Đoàn Tùng II (huyện Thanh Miện, Hải Dương) dù chưa được cơ quan chức năng giao đất, nhưng doanh nghiệp đã huy động máy ủi, máy xúc, xe tải san lấp mặt bằng gần 8ha.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, cụm công nghiệp Đoàn Tùng II (huyện Thanh Miện) do Công ty TNHH Hòa Quần làm chủ đầu tư. Hiện Công ty mới được chấp nhận là chủ đầu tư, nhưng vẫn chưa được giao đất để đầu tư hạ tầng.
Công ty TNHH Hòa Quần đang tiến hành san lấp mặt bằng tại dự án tại cụm công nghiệp Đoàn Tùng II khi chưa được bàn giao đất.
“Chúng tôi đã có công văn đề nghị UBND huyện Thanh Miện khẩn trương chỉ đạo, rà soát xác minh, làm rõ đối tương, thời điểm, diện tích, hành vi vi phạm, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định”, lãnh đạo Sở TN&MT nói.
Cũng theo vị này, khi Sở nhận được thông tin phản ánh hoạt động vi phạm của doanh nghiệp, Sở đã xuống khảo sát nắm tình hình, tại thời điểm đó việc san lấp đã dừng lại (hồi tháng 6-PV).
“Do huyện Thanh Miện và xã Đoàn Tùng đang tập trung xử lý nên để tránh chồng chéo, Sở có văn bản yêu cầu UBND huyện chỉ đạo điều tra làm rõ việc vi phạm của Công ty Hòa Quần (nếu có). Tuy nhiên, đến nay đơn vị chưa nhận được kết quả xử lý từ địa phương. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đôn đốc”, vị này nói.
Trước đó, tại tỉnh Hưng Yên hồi tháng 3 vừa qua, lãnh đạo tỉnh này đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 800 triệu đồng đối với Công ty CP Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ (Cty Viglacera Yên Mỹ) do tự ý san lấp mặt bằng trái phép và lấn chiếm đất trồng lúa tại Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Mỹ thuộc địa bàn 2 xã Tân Lập và Trung Hòa với quy mô 280 ha.
Công ty Viglacera Yên Mỹ bị phạt 800 triệu đồng do tự ý lấn chiếm, san lấp đất trồng lúa trái phép tại Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Mỹ.
Cụ thể, theo kết quả xác minh của UBND huyện Yên Mỹ và TN&MT tỉnh Hưng Yên, Công ty Viglacera Yên Mỹ đã có hai hành vi vi phạm. Công ty đã chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà không được cấp có thẩm quyền cho phép với diện tích đã san lấp là khoảng 10 ha. Với vi phạm này, doanh nghiệp bị phạt 500 triệu đồng. Đồng thời, công ty này còn lấn chiếm khoảng 2,2 ha đất nông nghiệp là đất trồng lúa tại khu vực nông thôn. Với hành vi này doanh nghiệp bị xử phạt 300 triệu đồng,
Cả hai hành vi trên đều bị xử phạt với tình tiết tăng nặng do công ty cố tình tái phạm mặc dù trước đó UBND huyện Yên Mỹ đã cảnh báo.
Cùng với xử phạt hành chính, UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu Công ty Viglacera Yên Mỹ dừng ngay việc san lấp mặt bằng, chỉ được san lấp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; đồng thời khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về đất đai để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Với hành vi chiếm 2,2 ha đất trồng lúa, công ty phải khôi phục lại tình trạng ban đầu…
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nở rộ việc doanh nghiệp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiến hành san lấp, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp trái phép, đặc biệt là trên địa bàn huyện Yên Mỹ có tới gần chục doanh nghiệp vi phạm như: Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại PLC, Công ty cổ phần nhựa Tuệ Minh; Công ty TNHH Thương mại quốc tế Intraco; Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải Đồng Lợi và Công ty TNHH Seo Kwang Vina E.V.A Yên Mỹ …
-
Công ty Cổ phần cá giống Kinh Môn (Hải Dương): Đất trụ sở “biến” thành công ty, nhà ở?
Năm 2002, chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần, Công ty Cổ phần cá giống Kinh Môn (xã Hiệp Hòa, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) với hàng chục nghìn m2 đất đai bị “xẻ thịt” biến tướng thành nhà ở, nhà hàng, quán Karaoke và Công ty chuyên gia công giày da… Trách nhiệm thuộc về ai, để nhiều năm qua, xảy ra tình trạng sai phạm nghiêm trọng quản lý đất đai, gây bức xúc dư luận xã hội?
-
Khẩn trương giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị trung tâm TP Hải Dương
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp hướng dẫn UBND TP Hải Dương tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị trung tâm.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Từ 16/12/2024, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 52/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ 16/12/2024 quy định chỉ tiêu cụ thể khi áp dụng phương pháp định giá đất theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong đó quy định về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ....