“Hết tiền xây tiếp”
Sức mua gần như đóng băng trên nhiều phân khúc, thị trường ảm đạm khiến BĐS tiếp tục trượt dốc. Hình ảnh những công trường đắp chiếu nguội lạnh cả năm trời đã không còn là “của hiếm”. Từ những dự án mới động thổ tới những dự án xây dựng dở dang hầu như đều chịu chung số phận mà chủ đầu tư chỉ biết lắc đầu “hết tiền xây tiếp”. Bất kể doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều đua nhau “mắc cạn” trong đó có cả những “siêu dự án”.
Không bán được hàng khiến doanh thu giảm, trong khi lượng hàng tồn kho ngày càng lớn là nguyên nhân chính khiến nhiều công ty địa ốc lỗ hoặc giảm lãi nghiêm trọng. Tình hình thị trường tiếp tục gặp khó sẽ khiến không ít các công ty địa ốc tiến gần hơn đến bờ vực phá sản. Viễn cảnh ấy làm nhiều người bi quan về đại công trường bỏ hoang tiếp tục được nối dài với những “dự án hết tiền”.
Ở góc độ khác, nhìn vào những con số công bố trong báo cáo tài chính (quý III/2012) của các doanh nghiệp BĐS càng thấy sự “ngột thở” của thị trường. Theo báo cáo của CTCP Vạn Phát Hưng (VPH) lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp này có giá trị lên đến 1.375,65 tỉ đồng - tăng 11,6% so với đầu năm và chiếm 80% tổng tài sản của công ty, của CTCP bất động sản Phát Đạt (PDR) là 4.483 tỉ đồng - tăng hơn 700 tỉ đồng so với cùng kỳ. Hàng tồn kho của CTCP đầu tư – kinh doanh nhà (Intresco) cũng đã lên tới 1.920 tỉ đồng…
DN bất động sản thời ế ẩm
Nhận định về vấn đề hàng tồn kho hiện nay, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành cho rằng: “Theo tôi thì cần phải thấy rằng hàng tồn kho hiện nay không phải chỉ là hàng không bán được mà còn phải kể đến hàng bán cho các đại lý mà không tới tay người dân cũng phải coi là hàng tồn kho”. Cũng theo ông Đực, để các dự án vào tình trạng “hết tiền xây tiếp” như hiện nay chủ yếu là do nhà đầu tư đi vào phân khúc hạng sang đơn giá đầu tư cao, diện tích lớn nhưng không đáp ứng được nhu cầu của phần đông khách hàng. Để giải quyết số hàng tồn với mỗi doanh nghiệp cũng phải mất ít nhất 1 – 2 năm.
Và câu chuyện quay vòng vốn theo cách doanh nghiệp BĐS qua hàng loạt dự án liệu còn kẹt đến bao giờ khi bài toán tài chính vẫn nằm quanh điệp khúc “hết tiền xây tiếp”.
Lao đao tháo chạy
Ngày 5/1 vừa qua, chủ đầu tư chung cư Hattoco (Trần Phú – Hà Đông) tuyên bố tái khởi động dự án sau một năm dừng thi công do thiếu vốn.
Động lực để Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình - chủ đầu tư dự án Haco - tái khởi động dự án là thị trường phát tín hiệu sắp phục hồi, Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ. Mặt khác, một đối tác là Công ty TNHH Sông Hằng đồng ý rót vốn 500 tỷ đồng đầu tư vào dự án. Đây được coi là vận may đầu năm đối với nhà đầu tư tại đây. Nhưng trên thị trường mấy dự án được “tốt số” như thế.
Dù liên tiếp những kế sách “giải cứu” được đưa ra. Hứa hẹn về con số vốn khủng được bơm vào thị trường trong đó NHNN sẽ cung ứng khoảng 20.000 - 40.000 tỉ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8%/năm trong thời hạn 5-10 năm, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này cũng chưa làm “ấm lòng” các nhà đầu tư.
Thị trường trầm lắng
Tình trạng tháo chạy, bán cắt lỗ của nhà đầu tư tại các dự án đã diễn ra trong suốt năm qua và đến nay làn sóng tháo chạy vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi những dự án có tiến độ rùa “hết tiền xây tiếp” có khả năng tiếp tục nối dài.
Ký hợp đồng góp vốn cách đây 3 năm tại một dự án ở Hà Đông với số tiền gần 400 triệu đồng. Đến nay không còn kiên nhẫn chạy theo nhà đầu tư chờ dự án ngày một xanh cỏ chị cùng nhiều nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn nhưng chỉ thấy chủ đầu tư “biệt vô âm tín”. Chấp nhận cắt lỗ rao bán đến cả nửa năm nay chị vẫn phải ôm hàng chờ tiếp.
Trên nhiều diễn đàn nhà đất những dòng rao bán giảm giá, cắt lỗ, bán giá gốc của nhà đầu tư từ căn hộ đến biệt thự, liền kề xuất hiện dày đặc.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do chủ đầu tư gặp vấn đề về vốn. Do không huy động được số vốn tối thiểu từ khách hàng, hoặc từ nguồn khác để tiếp tục dự án, mà bản thân những doanh nghiệp này gần như hoàn hoàn phụ thuộc vào nguồn vốn này nên họ buộc phải dừng dự án khiến doanh nghiệp cũng khốn đốn bơi trong khó khăn.
-
Giá nhiều dự án chung cư đang ở mức hấp dẫn
Bất chấp những thông tin hỗ trợ tích cực từ Chính phủ cho thị trường BĐS từ cuối năm 2012, thị trường BĐS những ngày đầu năm 2013, nhiều dự án căn hộ mở bán vẫn giữ chiến lược giảm giá bán hấp dẫn, hoặc khuyến mãi để thu hút nguồn cầu.
-
Hà Nội thanh tra việc sử dụng đất một số dự án
Theo văn bản số 265 của UBND TP Hà Nội vừa gửi các sở, ngành, quận, huyện, trong quý I-2013, thành phố đã chỉ đạo thanh tra việc sử dụng đất ở hàng loạt dự án Khu đô thị (KĐT) đã triển khai đầu tư xây dựng.
-
Sau những hồ hởi với những giải pháp của các ban ngành và Chính phủ, các doanh nghiệp bất động sản đã trở lại với những lo toan bộn bề trong năm mới 2013 nhưng tương lai của thị trường vẫn là điều gì đó rất khó đoán định. Đơn giản vì mọi chuyện không nằm trong tay doanh nghiệp, mà phụ thuộc vào những nhân tố khác cấu thành nên thị trường… <br/br>