TP.HCM muốn xây dựng cầu Cát Lái sau năm 2030
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có công văn vừa gửi UBND thành phố về các phương án kết nối với tỉnh Đồng Nai. Trong đó, cơ quan này cho rằng việc xây dựng cầu Cát Lái nối TP. Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) xây dựng sau năm 2030 sẽ phù hợp.
Quan điểm này trái ngược với mong muốn xây dựng cầu Cát Lái trước năm 2025 của tỉnh Đồng Nai.
Theo Sở GTVT TP.HCM, khu vực dự kiến xây cầu Cát Lái hiện đang xây dựng cầu Nhơn Trạch thuộc Vành đai 3 với quy mô 4 làn ôtô sẽ hoàn thành năm 2026. Sau đó, dự án này dự kiến tiếp tục mở thêm 4 làn cho xe thô sơ, đáp ứng nhu cầu đi lại giữa hai địa phương.
Ngoài ra, khu vực cảng Cát Lái đang được nghiên cứu làm tuyến liên cảng nối đường Nguyễn Thị Định đến nút giao Vành đai 3 gần cảng Phú Hữu. Tuyến này dài 6 km, rộng 60 m, 12 làn xe, dự kiến hoàn thành giai đoạn 2026-2030.
Với những tuyến dự án đang triển khai, Sở GTVT TP.HCM cho rằng đã đảm bảo kết nối giao thông giữa hai địa phương. Do đó, dự án cầu Cát Lái xây dựng sau năm 2030 sẽ phù hợp hơn.
Số phận “long đong” của cầu Cát Lái
Cầu Cát Lái nối TP.HCM với Nhơn Trạch (Đồng Nai) là dự án hạ tầng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được người dân mong đợi. Cây cầu này cũng đóng vai trò không nhỏ đến thị trường Bất động sản. Tuy nhiên, hơn 20 năm kể từ khi có chủ trương đầu tư, dự án này vẫn loay hoay tìm đường, hai địa phương vẫn chưa thống nhất hướng tuyến đầu tư.
Sau hàng chục năm cầu Cát Lái vẫn chưa được xây dựng
Năm 2016, dự án này được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Năm 2018, Đồng Nai và TP.HCM họp bàn về dự án xây cầu Cát Lái, hai bên đã thống nhất Đồng Nai sẽ là đơn vị chủ trì trong việc đầu tư, xây dựng cầu Cát Lái.
Theo phương án xây dựng mà tỉnh Đồng Nai đưa ra, cầu Cát Lái có chiều dài gần 3.800 m, phần cầu chính dài 650 m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Cầu có tĩnh thông thuyền 55 m, rộng gần 38 m, gồm 6 làn xe cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5 m. Tổng mức đầu tư gần 7.200 tỉ đồng.
Năm 2019, Thủ tướng chấp thuận giao UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì xây dựng cây cầu quan trọng này. Thậm chí, kế hoạch khởi công dự án cũng được địa phương này dự kiến đầu năm 2023.
Tuy nhiên, khoảng tháng 10/2022, Sở GTVT TP.HCM cho biết, đang tìm một ví trí xây dựng mới cho dự án thay vì địa điểm cầu Cát Lái như bấy lâu nay. Theo đó, phía Sở GTVT cho rằng, vị trí xây dựng cầu tại phà Cát Lái hiện nay là không khả thi.
Nguyên nhân, Sở này cho rằng hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí phà Cát Lái hiện nay là không khả thi vì xây dựng tại vị trí này thì cần điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m. Khi xây dựng có nguy cơ gây ùn tắc giao thông.
Ngoài ra hướng tuyến cầu Cát Lái theo phương án cũ cách cầu cảng hiện hữu của cảng Cát Lái khoảng 100m, khi xây dựng cầu tại đây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng không đảm bảo an toàn cho tàu container quay tàu khi ra vào cảng.
Bên cạnh đó, tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch vừa được khởi công, trong đó có cầu Nhơn Trạch kết nối giữa TP.HCM với Đồng Nai.
Về phương án thay thế, Sở đề xuất vị trí xây dựng cầu kết nối Đồng Nai tại Quận 7 và TP.Thủ Đức, cụ thể:
Vị trí thứ nhất là xây cầu nối từ đường trục Bắc – Nam (nối quận 7), vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch.
Vị trí thứ hai, kết nối từ TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai (theo hướng quy hoạch ĐT.777B).
Như vậy, sau hơn 20 năm chờ đợi, dự án xây dựng cầu Cát Lái vẫn dang dở. Việc cây cầu có ý nghĩa quan trọng này bị “trễ nhịp” thậm chí thay đổi vị trí xây mới có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản.
Đặc biệt phía thành phố mới Nhơn Trạch. Thị trường bất động sản nơi đây từng không biết bao lần thăng trầm khi ăn theo những thông tin về tiến độ xây dựng cầu Cát Lái.
-
Vì sao dời kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái sau năm 2023?
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất xây cầu Cát Lái kết nối với nối huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau năm 2030 để phù hợp với lộ trình di dời các cảng biển. Sở cũng đề xuất thay đổi quy mô xây dựng công trình để giảm thiểu ảnh hưởng lên giao thông khu vực.
-
Phát Đạt dự chi tối đa 650 tỷ đồng mua khu đất vàng của một cá nhân tại TPHCM
Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR, sàn HoSE) vừa thông qua nghị quyết về việc mua tài sản là bất động sản tại số 61 Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP.HCM.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...