Các nhà máy thép không đảm bảo môi trường theo quy định sẽ phải đóng cửa
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng được nêu trong thông báo kết luận cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025.
Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu về môi trường ở các nhà máy thép.
Xử lý nghiêm, kể cả việc dừng hoạt động hoặc đóng cửa các nhà máy không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng hệ thống sản xuất thép với công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu vực sản xuất và kinh doanh thép. Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất gang, phôi thép, thép thành phẩm, sản xuất thiết bị luyện, cán thép đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm dần sự mất cân đối giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt, giữa sản xuất và lưu thông phân phối.
Trong những năm qua, ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Năng lực sản xuất ngày càng tăng, sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về môi trường. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của các năm 2014-2015 đạt 19,8%-21,8%.
Năm 2015 Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ nhiều thép nhất trong các nước Đông Nam Á. Hệ thống sản xuất và phân phối đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng cả nước (khoảng 6 triệu tấn thép xây dựng trong tổng cầu khoảng 20 triệu tấn thép).
Tuy nhiên, việc phát triển ngành thép hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết như chất lượng quy hoạch chưa cao, các dự án còn manh mún, chưa có tính hệ thống, chưa gắn với nhu cầu đa dạng của nền kinh tế.
-
Thép Cà Ná: Cam kết “sốc” về môi trường liệu có thực tế?
CafeLand – Thị trường thép đang nóng ran trước thông tin Tập đoàn Hoa Sen chuẩn bị đầu tư xây dựng siêu dự án thép tỷ đô Hoa Sen Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận. Dù chủ đầu tư đã cam kết mạnh mẽ về đảm bảo môi trường, khẳng định hiệu quả kinh tế của dự án song hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc đầu tư dự án này vẫn đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận.
-
Chủ tịch Hoa Sen Group: Sẽ đóng cửa nhà máy, giao hết tài sản nếu dự án thép Cà Ná để ô nhiễm
CafeLand – Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2016 vừa diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã hứa nhiều vấn đề nóng liên quan đến việc đầu tư siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná.
-
Giá thép có thể tăng trong thời gian tới
CafeLand – Đó là thông tin được Hiệp hội thép Việt Nam đưa ra trong báo cáo Tổng quan thị trường thép trong nước tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2016.
-
Công ty xi măng lớn thứ 2 Thái Lan mua toàn bộ cổ phần LafargeHolcim Việt Nam
CafeLand - Tập đoàn LafargeHolcim vừa ký một thỏa thuận bán toàn bộ 65% cổ phần của mình tại liên doanh LafargeHolcim Việt Nam cho công ty sản xuất xi măng lớn thứ 2 Thái Lan là Siam City.
-
Nhập khẩu sắt thép đạt 9,66 triệu tấn trong 6 tháng
CafeLand - Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 6/2016 đạt 1,84 triệu tấn, trị giá 820 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và 16,8% về trị giá so với tháng trước.