CTCP Xi măng Bỉm Sơn (Mã: BCC, sàn HNX) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt hơn 982 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, do giá vốn và chi phí bán hàng tăng cao và chi phí tài chính giảm nên doanh nghiệp này báo lỗ tới hơn 37,5 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, giá vốn bán hàng trong kỳ tăng 16,7%, tương ứng tăng 134 tỷ đồng; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cũng tăng mạnh hơn 20%. Mặc khác, chi phí tài chính lại giảm khiến lợi nhuận gộp giảm 43% còn 41,3 tỷ đồng.
Xi măng Bỉm Sơn báo lỗ 37,5 tỷ đồng trong quý 3/2022, gấp 4 lần so với cùng kỳ
Kết quả, Xi măng Bỉm Sơn báo lỗ sau thuế tới hơn 37,5 tỷ đồng, giảm tới 362,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Lãnh đạo Xi măng Bỉm Sơn cho biết, biến động kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Được biết, than là nhiên liệu chiếm đến 40 - 45% giá thành sản xuất clinker, việc giá than tăng phi mã đã tác động không nhỏ đến lợi nhuận công ty.
Trong 9 tháng đầu năm, Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận tổng doanh thu gần 3.330 tỷ đồng, vượt hơn 6,5% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 89 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, doanh nghiệp này đặt mục tiêu đạt 4.719 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế ở mức 160 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, Xi măng Bỉm Sơn đã hoàn thành được 70% kế hoạch doanh thu và 55% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới ngày 30/9, tổng tài sản của Xi măng Bỉm Sơn đạt gần 4.362 tỷ đồng, tăng 11% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt 1.067 tỷ đồng và tài sản dài hạn đạt 3.294 tỷ đồng. Nợ phải trả ghi nhận đạt 2.213 tỷ đồng, tăng 22,5%.
Đáng chú ý, tồn kho trong giai đoạn này lại tăng cao tới 94,3% so với hồi đầu năm, lên mức 618 tỷ đồng.
Trước gánh nặng về chi phí và áp lực tồn kho ngày càng phình to, thời gian qua nhiều đơn vị thuộc Vicem như Vicem Hà Tiên, Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Mai, Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Thạch, Vicem Hải Vân... lần lượt tăng giá xi măng trong tháng 3, 5 và 6. Biên độ tăng dao động trong khoảng 50.000-100.000 đồng một tấn ở mỗi lần điều chỉnh.
Trong dài hạn, VnDirect dự đoán nhu cầu xi măng nội địa giai đoạn 2022-2023 sẽ phục hồi mạnh mẽ khi bất động sản và đầu tư công sôi động trở lại. Sản lượng tiêu thụ sẽ cao hơn mức trước dịch, đạt lần lượt 66,5-69,8 triệu tấn mỗi năm, tăng 5-6%.
Tuy nhiên, ngành xi măng vẫn đối mặt với rủi ro về đầu vào, khiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp giảm mạnh trong năm 2022.
-
Xi măng Bút Sơn có lãi nhờ bán bùn thải
Nhờ khoảng thu từ việc bán bùn thải hơn 22 tỷ đồng đã giúp Vicem Bút Sơn thoát lỗ quý 3 trong bối cảnh chi phí sản xuất ăn mòn doanh thu.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.