Chiều 4/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho hay, hiện nay chúng ta đang dành một nguồn lực rất lớn của xã hội, của nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển xã hội.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai). Ảnh: Quốc hội
Trong đó, đã dành một nguồn lực đầu tư công rất lớn để đầu tư về giao thông. Với một nguyên tắc, đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, nhưng tỷ lệ phát triển tăng đầu tư tư đang ngày càng suy giảm.
Đại biểu Trịnh Xuân An cho biết, giai đoạn hiện nay tăng đầu tư tư chỉ đạt khoảng 7%, chỉ bằng một nửa so với giai đoạn trước.
Tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư? Đại biểu cho rằng, cần làm rõ được điểm nghẽn này để thúc đẩy hơn nữa đầu tư tư vào vào nền kinh tế. Trong đó, phải lấy doanh nghiệp làm trụ cột và phải đầu tư doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân.
Theo ông, dù có nhiều chương trình và đề án đang được triển khai, điểm nghẽn lớn nhất vẫn nằm ở thủ tục hành chính.
“Doanh nghiệp tư nhân có thể không cần tiền, nhưng họ rất cần cơ chế”, ông nhấn mạnh.
Do đó, ông đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này. Đối với các công trình trọng điểm quốc gia, ông đề xuất mạnh dạn giao cho doanh nghiệp tư nhân đảm nhận, vì sự tham gia của họ sẽ giúp tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân trong toàn xã hội.
Rất nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp rút, doanh nghiệp gia nhập, nhưng tôi cho rằng các doanh nghiệp thực chất hoạt động như thế nào, đóng góp thuế ra làm sao mới là vấn đề quan trọng”, ông nói.
Bên cạnh khu vực tư nhân, ông Trịnh Xuân An còn đề xuất “cởi trói” về thủ tục cho các doanh nghiệp Nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, để có thể góp phần vào sự vươn mình của đất nước.
Đối với vấn đề lãng phí, đại biểu An cho biết, Nghị quyết 78 của Quốc hội năm 2022 đã nêu danh mục 13 dự án trọng điểm để chậm trễ; 19 dự án để hoang hóa; 880 dự án chậm đưa đất đai vào sử dụng...
Ông An cho rằng, đây là cơ sở hết sức quan trọng trước khi chúng ta hình thành văn hóa chống lãng phí trong người dân, trong doanh nghiệp, cần phải xử lý những dự án trong danh mục đã được Quốc hội chỉ ra.
“Điều này vừa có tác dụng cảnh tỉnh, vừa làm gương nhưng cũng vừa cắt đi phần lãng phí mà lâu nay đang tồn tại, những số liệu đã nêu khiến chúng ta rất đau lòng”, ông nói.
-
Đại biểu Quốc hội: Lãng phí nguồn lực lớn vì hàng trăm nghìn căn bỏ trống
Hàng trăm nghìn căn hộ hay dự án năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) được đầu tư rồi bỏ trống, đắp chiếu gây lãng phí nguồn lực lớn cần tháo gỡ.
-
Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại từ ngày 1/4/2025
Chiều 30/11, với trên 86,6% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm thưc hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất....
-
Chủ tịch tỉnh được quyết chủ trương đầu tư dự án dưới 4.600 tỷ đồng
Từ 1/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh được quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C do địa phương quản lý có quy mô dưới 4.600 tỷ đồng.
-
6 hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán
Luật mới thông qua bổ sung nghiêm cấm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và xác định rõ 6 hành vi được xem là thao túng thị trường chứng khoán.