Đất hiếm là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp như sản xuất thiết bị điện tử, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay… Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc 44 triệu tấn, theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ.
Hiện nay, mỏ đất hiếm có trữ lượng lớn nhất cả nước là mỏ Đông Pao, ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ Đông Pao là các dãy núi liền kề rộng hơn 132 ha, tổng trữ lượng địa chất quy khô trên 11,3 triệu tấn, chiếm hơn một nửa trữ lượng đất hiếm của cả nước. Trữ lượng đất hiếm còn lại được phân bố chủ yếu ở vùng Nậm Xe, Mường Hum và Yên Bái.
Được biết, mỏ Đông Pao thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico. Doanh nghiệp được thành lập vào 2008 với sự tham gia của 6 cổ đông, vốn điều lệ 350 tỷ đồng. Trong đó, Tổng Công ty Khoáng sản - TKV (Vimico - mã chứng khoán KSV) thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 56,02%.
Ngoài khai thác mỏ đất hiếm, Vimico còn dẫn đầu cả nước về khai thác và chế biến đồng, với thế mạnh là sở hữu quyền khai thác tại mỏ đồng lớn nhất Việt Nam - mỏ Sin Quyền.
Cổ phiếu Tổng Công ty Khoáng sản - TKV tăng 128% kể từ đầu tháng 12/2024
Liên quan đến tình hình kinh doanh, lãnh đạo Vimico cho biết, trong năm 2024, tổng công ty đã duy trì ổn định sản xuất, cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Kết quả, Vimico ghi nhận doanh thu hợp nhất 11 tháng năm 2024 đạt 11.968 tỷ đồng, dự kiến cả năm đạt 13.327 tỷ đồng. Lợi nhuận 1.117 tỷ đồng, cả năm đạt 1.296 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, từ đầu tháng 12 đến nay, cổ phiếu KSV của Vimico đã liên tục tăng mạnh. Trong 17 phiên giao dịch của tháng 12, mã cổ phiếu này đã có 2 phiên đứng giá, 4 phiên giảm giá và 12 phiên tăng giá. Đáng chú ý, trong số đó, có đến 9 phiên mã cổ phiếu này tăng trần. Đây là một điều khá lạ đối với mã cổ phiếu này khi trước đó, KSV liên tục giảm giá, cực hiếm hoi mới thấy có một phiên tăng trần.
Việc tăng phi mã này của KSV đã kéo giá cổ phiếu trong vòng 3 tuần qua đã tăng giá đến 128%, hiện đang giao dịch ở mức 107.800 đồng/cp trong phiên 24/12. Thị giá hiện tại cũng là mức đỉnh lịch sử của cổ phiếu này.
Hồi đầu năm, mã cổ phiếu này bắt đầu giao dịch ở mức 29.690 đồng/cp. Như vậy, trải qua gần 1 năm, KSV đã tăng giá hơn 263%.
Với việc cổ phiếu KSV tăng mạnh, vốn hóa của Vimico theo đó cũng tăng lên mức 21.560 tỷ đồng, lọt Top 50 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường.
-
Công ty quản lý, khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam bị cưỡng chế nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam là Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ này thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico từ năm 2014.
-
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới. Đây là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao của Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…
-
Công ty quản lý, khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam bị cưỡng chế nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam là Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ này thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico từ năm 2014.
-
Lai Châu công bố quy hoạch dự án nghỉ dưỡng Pắc Ta và khu du lịch suối Phiêng Phát
Ngày 15/11, Sở Xây dựng Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tân Uyên tổ chức Hội nghị công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch suối Phiêng Phát và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Pắc Ta....
-
Lai Châu trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án hơn 5.000 tỷ đồng
Ngày 13/10, Lai Châu đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2024 với loạt dự án được ký kết, trao chủ trương quyết định đầu tư.