Cổ phiếu MCH của Masan Consumer sẽ chính thức được niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2025.
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã: MCH) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc chuyển giao dịch cổ phiếu MCH từ hệ thống giao dịch UPCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Theo đó, Masan Consumer sẽ tiến hành đăng ký ngày chốt danh sách cổ đông để lập sổ đăng ký cổ đông với Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), đồng thời hoàn thiện và nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE. Dự kiến cổ phiếu MCH của Masan Consumer sẽ chính thức được niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2025.
Masan Consumer cũng lựa chọn Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap làm đơn vị tư vấn niêm yết cổ phiếu cho công ty.
Masan Consumer là đơn vị thuộc ngành hàng tiêu dùng, sở hữu nhiều thương hiệu như nước mắm Nam Ngư, nước tương Chinsu, nước ngọt wake-up 24/7...
Masan Consumer là công ty con của Masan Group. Công ty TNHH Masan Consumer Holdings - công ty con của Masan Group đang nắm giữ gần 93% vốn của Masan Consumer.
Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2024, Masan Consumer đạt doanh thu thuần gần 14.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế gần 3.500 tỷ đồng.
Trong năm 2024, Masan Consumer đặt kế hoạch doanh thu thuần 31.500 - 34.500 tỷ đồng (năm 2023 đạt trên 28.200 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế 7.300 tỷ đồng - 7.500 tỷ đồng (năm 2023 đạt gần 7.200 tỷ đồng). Tỷ lệ chia cổ tức năm 2023 bằng tiền dự kiến 100% (1 cổ phiếu nhận 10.000 đồng) (đã chi tạm ứng 45%).
Cổ phiếu MCH đã được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM từ đầu năm 2017. Hiện thị giá cổ phiếu đã tăng lên 197.000 đồng/cổ phiếu (tính đến phiên 2/10/2024), tương ứng vốn hoá thị trường của công ty đạt hơn 143.000 tỷ đồng (tương đương gần 6 tỷ USD).
-
HSBC: chỉ 3 trên 10 người ở châu Á lập di chúc hoặc lên kế hoạch về kế thừa
Khảo sát Chất lượng Cuộc sống (Quality of Life) mới nhất của HSBC cho thấy tầng lớp trung lưu ở châu Á (33%) ít lập di chúc hoặc lên kế hoạch kế thừa so với các khu vực khác (43%), mặc dù Malaysia (47%) là thị trường dẫn đầu trong vấn đề này. 8 trên 10 người trên thế giới cho biết kế hoạch kế thừa di sản là cần thiết nhưng chỉ 3 trên 10 người ở châu Á lập di chúc hoặc lên kế hoạch về kế thừa.