Việc tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với xu hướng của khách là cần thiết sau dịch bệnh. TRONG ẢNH: Du khách tham quan tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng tháng 5-2020. Ảnh: HÀ KHUÊ
Thực tế sau dịch bệnh, nhu cầu đi lại của người dân là có nhưng kinh tế khó khăn khiến nhiều người đắn đo. Nắm bắt được điều này, các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ đã sớm xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho du khách. Nhiều đơn vị, công ty khai thác dịch vụ đã chủ động triển khai các gói sản phẩm với nhiều ưu đãi như Công ty CP Vietnam Travel mart tung ra combo siêu hot nghỉ dưỡng 2 ngày 1 đêm tại khách sạn Golden Bay Đà Nẵng chỉ 699.000 đồng/khách bao gồm một đêm phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 1 vé du thuyền sông Hàn, 1 bữa sáng, 1 bữa ăn gồm 3 món… Hay như Công ty CP Du lịch Việt Nam (Vitours) có combo Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm chỉ từ 2.399.000 đồng/người – 4.799.000 đồng/người bao gồm cả vé máy bay khứ hồi, 3 đêm nghỉ dưỡng tại khách sạn 3 hoặc 4 sao, miễn phí sử dụng hồ bơi cao cấp không giới hạn, bữa sáng…
Theo bà Nguyễn Thị Kim Liên, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch One Team Global (OTG Travel), hơn lúc nào hết, dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen của du khách. Thông thường khách nội địa thường đi du lịch vào mùa hè và coi đó là kỳ nghỉ hè của cả gia đình nhưng ở thời điểm như hiện nay thì có thể làm mới lại các sản phẩm, để trước mắt thu hút người dân địa phương đi chơi, sử dụng dịch vụ, đi ngắn ngày, tăng các trải nghiệm tiện ích cá nhân, các hoạt động teambuilding... Hoặc xu hướng khách muốn đến những nơi yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên thì có thể kết hợp hình thành những sản phẩm này để khách có thêm lựa chọn… rồi dần dần lan tỏa ra các thị trường khách xa hơn để đón các đoàn khách đông. Điều quan trọng là tạo được sự khác biệt trong các gói sản phẩm.
Theo bà Huỳnh Thị Hương Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng, du lịch là sự thay đổi, vận động, trong xu thế chung thì những người làm du lịch cũng phải thường xuyên nắm bắt xu hướng, thay đổi để theo kịp nhu cầu của du khách. Hiện nay, khách hàng tìm kiếm thông tin, tham khảo về điểm đến qua các trang mạng xã hội ngày càng nhiều. Vì thế, ngay sau khi thời gian giãn cách kết thúc, trung tâm đã tổ chức các cuộc khảo sát online dành cho cả du khách và các doanh nghiệp làm du lịch để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của khách, từ đó có các chương trình, kế hoạch truyền thông phù hợp.
Mới đây, trung tâm cũng đã đưa vào thí điểm trải nghiệm Scan 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng dành cho những du khách không đến tham quan tại bảo tàng trong thời gian dịch bệnh bằng cả 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Hằng năm, trung tâm đều lên kế hoạch, các chương trình truyền thông cho từng giai đoạn. Như năm 2020, nhiều biến động do dịch bệnh nên hoạt động truyền thông cũng thay đổi. Trung tâm phải nghiên cứu sản phẩm, xây dựng video, hình ảnh sao cho phù hợp để vừa mới mẻ, hấp dẫn, sinh động và đáp ứng được các thông điệp muốn gửi gắm. Vì vậy, chỉ trong những khoảng thời gian rất ngắn, nhiều video, chiến dịch quảng bá du lịch thành phố đã ra đời và tiếp cận được số đông người xem.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng cho rằng việc thay đổi, vận động để thích nghi với hoàn cảnh là rất cần thiết. Không phải vì dịch bệnh mà không hoạt động, ngược lại, doanh nghiệp cần có kế hoạch, hướng kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm các tiêu chí an toàn. Do đó, thời điểm này, các đơn vị, doanh nghiệp đang tập trung hình thành các sản phẩm dành riêng cho nhóm khách là người địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam. Bên cạnh đó, cần hướng tới các sản phẩm có sự phối hợp giữa Đà Nẵng và các địa phương lân cận.
Có thể là “Một điểm đến, nhiều trải nghiệm” với giá ưu đãi, bao gồm vé máy bay, khách sạn, ăn uống… dịch vụ chất lượng, giá cả phải chăng. Khách đến Đà Nẵng nhưng được trải nghiệm, tham quan cả ở Hội An (Quảng Nam), Thừa Thiên Huế... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang cùng nhau khai thác sản phẩm hội thảo, hội nghị, khen thưởng cuối năm. Riêng Hiệp hội đang kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng sản phẩm, lựa chọn những sản phẩm phù hợp công bố vào giữa tháng 10-2020 để kích cầu thu hút khách.
-
Bất động sản công nghiệp Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ
CafeLand - Theo báo cáo của thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay thành phố đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án đầu tư trong nước ngoài Khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư là 16.002 tỷ đồng, gấp 6,78 lần về vốn so với cùng kỳ, cấp 12 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án trong nước trong các khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.250,5 tỷ đồng, gấp 4 lần về vốn so với cùng kỳ,...
-
The Sonata – “hub” thương mại, giải trí sôi động bên sông Hàn, Đà Nẵng
Tại vị trí trung tâm và thơ mộng nhất Đà Nẵng, khu thấp tầng The Sonata tại quần thể Sun Symphony Residence khoác lên mình kiến trúc Hội An đương đại, tái hiện hình ảnh thương cảng nhộn nhịp, hội tụ chất sống thăng hoa và giá trị thương mại bền vững....
-
Thủ tướng: Đà Nẵng phải đạt tăng trưởng 2 con số trong những năm tới
Để thực hiện điều này, Đà Nẵng cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp về ưu tiên tăng trưởng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo....
-
Đà Nẵng đấu giá đất “vàng” đường Bạch Đằng với giá khởi điểm hơn 889 tỷ đồng
Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đã có thông báo về việc đấu giá đất “vàng” trên đường Bạch Đằng với giá khởi điểm hơn 889 tỷ đồng.