01/12/2020 10:34 AM
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, thực hiện Nghị quyết 115 của Chính phủ về thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan hoàn thiện chính sách cấp bù lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào đầu năm 2021.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đều gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong đó, dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhất vì vừa phải nhập nguyên phụ liệu và gia công xuất khẩu.

“Nhìn chung, tất cả các ngành đều chịu ảnh hưởng vì Việt Nam chỉ là trung gian sản xuất linh - phụ kiện xuất khẩu. Tuy nhiên, qua đại dịch COVID-19, cũng phải nhìn nhận các doanh nghiệp CNHT của chúng ta có sức sống mãnh liệt, trong mọi hoàn cảnh các doanh nghiệp cũng luôn tìm ra được hướng đi để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tự hoàn thiện lại bản thân mình, nâng cao năng lực”. ông Phạm Tuấn Anh cho biết.

Đại diện Cục Công nghiệp cho biết thêm, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ.

“Nghị quyết 115 đã đề ra doanh nghiệp sản xuất CNHT và sản phẩm cơ khí trọng điểm được hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất, tối đa 5%. Đây là một vấn đề chúng tôi cho rằng rất quan trọng với các doanh nghiệp. Khi chính sách này được ban hành và đi vào cuộc sống thì sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp CNHT của Việt Nam trong thời gian tới”, ông Phạm Tuấn Anh khẳng định.

Kinh phí sử dụng cấp bù lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất sẽ được lấy ra từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn, Bộ Công Thương đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để xây dựng và quy định cụ thể nội dung trên vào Nghị định 111 sửa đổi mà Chính phủ giao Bộ Công Thương ban hành. Dự kiến tháng 1 năm 2021, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ dự thảo để xem xét ban hành.

“Cùng với các chính sách hỗ trợ thì bản thân doanh nghiệp CNHT của Việt Nam cũng phải tự nâng cao năng lực, trình độ quản lý của mình để đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất. Tôi tin tưởng thời gian tới, với tất cả chính sách của Chính phủ ban hành trong thời gian qua và sắp tới cộng với sự nỗ lực của doanh nghiệp CNHT thì chắc chắn bộ mặt ngành CNHT của Việt Nam sẽ thay đổi và doanh nghiệp CNHT Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Phạm Tuấn Anh cho hay.

  • Sự khác biệt của bất động sản công nghiệp 2 miền Nam - Bắc

    Sự khác biệt của bất động sản công nghiệp 2 miền Nam - Bắc

    Cả nước có 369 khu công nghiệp, trong đó đang hoạt động chiếm 76%, còn lại đang xây dựng. Tổng diện tích các khu công nghiệp phía Bắc bằng một nửa phía Nam, giá thuê trung bình thấp hơn 13%, đạt 91 USD/m2. Các dự án khu công nghiệp lớn trong tương lai được kỳ vọng ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.

Thu Trang (Báo Tin Tức)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.