Ế ẩm, nợ lương, giảm nhân sự có lẽ là những cụm từ được nghe nhiều nhất khi nhắc đến tình hình của các doanh nghiệp bất động sản trong một năm trở lại đây. Từ đầu năm đến nay, thị trường vẫn trong tình cảnh trầm lắng do hoạt động cho vay thắt chặt đối với bất động sản.
Theo CBRE Việt Nam, ngoài vấn đề cấp phép cho các dự án mới gặp nhiều khó khăn trong những năm trở lại đây, nhiều chủ đầu tư đã chủ động hoãn kế hoạch bán hàng do quan ngại tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của thị trường.
Nguồn cung hạn chế, thanh khoản sụt giảm là các yếu tố làm cho các chủ đầu tư lẫn sàn giao dịch điêu đứng. Khảo sát cho thấy, tình trạng sa thải nhân sự ngành địa ốc diễn ra phổ biến.
Ngành bất động sản đang chứng kiến làn sóng đào thải nhân sự mạnh nhất trong gần chục năm qua
Chẳng hạn như Đất Xanh Group. Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 của doanh nghiệp này cho thấy đã cắt giảm 3.191 nhân sự so với quý trước. Trước đó, quy mô nhân sự của Tập đoàn Đất Xanh đã tăng mạnh từ 6.433 người ở cuối năm 2021 lên đỉnh 7.392 người vào cuối quý 2/2022.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, mã chứng khoán NVL) trong quý vừa qua cũng cắt giảm 434 nhân sự, tương đương giảm 24%.
Tính đến cuối năm 2022, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) có 355 nhân sự, giảm 15,5% so với cuối tháng 9/2022, tương đương 67 người.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) đến cuối năm vừa qua có 342 nhân sự, giảm 9 người so với cuối tháng 9/2022.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, năm 2022 hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do: khó tiếp cận được các nguồn vốn; lãi suất, tỉ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; không bán được sản phẩm... Trong bối cảnh đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh; tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Cá biệt có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động. Khó khăn của thị trường bất động sản kéo theo khó khăn của nhà thầu, cung ứng vật liệu và nhiều ngành nghề khác ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Giới quan sát thị trường đánh giá, ngành bất động sản đang chứng kiến làn sóng đào thải nhân sự năm 2022 mạnh nhất trong gần chục năm qua. Đây là hệ quả của nhiều quý liền thanh khoản trên thị trường bất động sản đi xuống, trong đó 6 tháng cuối năm 2022 lượng giao dịch nhà ở kém kỷ lục do thị trường ngấm đòn kiểm soát tín dụng, lãi suất tăng, niềm tin của người mua nhà xuống thấp.
Nhiều chuyên gia dự báo, năm 2022 chưa phải là cao điểm đào thải nhân sự ngành bất động sản do năm 2023 còn nhiều thách thức, khó khăn. Song, đây là giai đoạn để thị trường sàng lọc.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, dự đoán thị trường sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 với nguồn cung hạn chế, tính thanh khoản thấp do người mua nhà vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Sẽ có sự điều chỉnh trong phân khúc nguồn cung với ít các căn hộ hạng sang hơn, chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp và trung cao cấp. Giá nhà do đó sẽ không có nhiều biến động trong năm 2023-2024.
-
Một tập đoàn bất động sản cắt giảm hơn 6.000 nhân sự
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 của doanh nghiệp này cho thấy doanh nghiệp đã cắt giảm 3.191 nhân sự so với quý trước.
-
“Giải vây” cho thị trường bất động sản
Nhiều kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra, hướng đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn, giải vây cho thị trường bất động sản thời gian tới.
-
Thủ tục hành chính đất đai sẽ được thực hiện như thế nào khi thu hồi sổ hộ khẩu?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1.1.2023 sẽ không còn sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai sau khi thu hồi sổ hộ khẩu là vấn đề được nhiều người quan tâm....
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023....