Một dự án đang được xây dựng ở khu Đông TP.HCM
Trong đó, bước 1 là lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Bước 2 là lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Bước 3 là lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 4 là thực hiện thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. Bước 5 là lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.
Trước đó, UBND TP.HCM có dự thảo báo cáo về giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, trong đó đưa ra quy trình 6 bước để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện một dự án bất động sản.
Trong đó, bước 1 làm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Bước 2 trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Bước 3 làm thủ tục giao thuê đất. Bước 4 quy định doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. Bước 5 cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bước 6 doanh nghiệp mới được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.
Tại hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP.HCM với doanh nghiệp bất động sản diễn ra vào tháng 2/2020, nhiều doanh nghiệp đã “kêu trời”, vì nếu thực hiện đúng quy trình này có thể mất 5 - 10 năm mới xong thủ tục một dự án.
Với đề xuất rút ngắn các thủ tục, trình tự phê duyệt dự án xuống còn 5 bước của Sở Xây dựng TP.HCM, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM đồng tình với 3 bước đầu tiên. Tuy nhiên bước 4 và 5 Hiệp hội cho rằng cần sửa đổi hoàn thiện lại.
Cụ thể, đối với trường hợp nhà đầu tư chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, hiệp hội kiến nghị công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp Giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.
Sau khi hoàn thành bước này, doanh nghiệp mới lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng dự án nhà ở có chi phí đầu tư rất lớn và thường phải mất khoảng 5-7 năm để thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thi công các công trình cơ sở hạ tầng, móng, mới hội đủ điều kiện huy động vốn.
Thực tiễn hoạt động đầu tư xây dựng của các dự án nhà ở thương mại cho thấy, quy trình thủ tục xác định giá đất, thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu mới nộp được tiền sử dụng đất, dẫn đến dự án nhà ở chậm được triển khai thực hiện.
Trong những năm qua, thời gian thực hiện thủ tục này mất khoảng hai năm, nhưng nhiều dự án phải mất từ ba năm trở lên.
Ông Châu nói thêm rằng, quy định doanh nghiệp phải đóng tiền sử dụng đất trước khi được công nhận là chủ đầu tư, chưa được thẩm định thiết kế dự án, chưa được cấp Giấy phép xây dựng, chưa được triển khai thi công, là chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
“Nếu phải nộp tiền sử dụng đất tại bước 4, doanh nghiệp bị chôn vốn khoảng 5-7 năm hoặc lâu hơn, làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành nhà ở mà cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu”, ông Châu cho biết.
-
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng cho các dự án nhà ở
CafeLand - UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản 1225/UBND-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở trên đia bàn thành phố.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....