Tính
đến 31/12/2011, các tập đoàn, Tổng công ty (Tcty) nhà nước đang quản
lý, sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất. Theo Bộ Tài chính, khoảng 27% diện
tích này dành lợi thế thương mại. Ví như trụ sở EVN tại 75 Đinh Tiên
Hoàng, đối diện Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tcty Đường sắt tại 136 Hàm Nghi,
đối diện Nhà hát lớn TP.HCM...
Có lợi thế “đất vàng” tự nhiên, nhiều DNNN đã chuyển mục đích, cho thuê lại kiếm lời, cá biệt có một số nhà, đất bị chiếm dụng hoặc bỏ trống, trong khi đó có rất nhiều tổ chức, cá nhân của các thành phần kinh tế khác không có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, Vinafood 2 có 351 mặt bằng rải rác trên địa bàn TP.HCM, vốn là các cửa hàng lương thực có từ thời bao cấp, nay phần đã trở thành nhà ở cán bộ, phần cho thuê, cho mượn, lấn chiếm.
Khi
rà soát, sắp xếp lại nhà đất ở TP.HCM, cơ quan chức năng cho rằng nhu
cầu sử dụng thật chỉ chiếm khoảng 30%, phần còn lại là chuyển nhượng,
nhà nước thu hồi, chuyển thành phố xử lý. Vì vậy, Theo Bộ Tài chính, nếu
xử lý triệt để trên phạm vi cả nước, đây là một nguồn lực không nhỏ.
Bộ này đang khẩn trương xây dựng Đề án “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020”. Đề án ước tính, số thu từ việc cho thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính khoảng 1.465 tỷ đồng; từ sắp xếp lại nhà, đất theo Quyết định 09 (gồm cả các tập đoàn, tcty nhà nước) khoảng 100.000 tỷ đồng; từ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch trên 18.000 tỷ đồng...
Theo Bộ Tài chính, cơ chế hiện hành chưa tạo lập được hành lang pháp lý đủ mạnh để nhà nước điều tiết nguồn lực đất đai to lớn. Do đó cần thiết phải có chế tài đủ mạnh theo hướng tổ chức bán đấu giá đối với quỹ đất 2 bên đường để tạo thêm nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nếu thực hiện thì từ nay đến 2020, số thu từ khai thác quỹ đất 2 bên đường bộ khi thực hiện xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ khoảng 198.600 tỷ đồng.