Chỉ số VN Index ngưỡng điểm cao nhất năm 2020
Chỉ số VN- Index được tổng hợp và tính toán dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Sự biến động của chỉ số VN-Index phản ánh mức biến động trung bình (có trọng số là số lượng cổ phiếu đang niêm yết) của các cổ phiếu trên sàn HOSE. Như vậy, qua sự biến động của chỉ số này nhà đầu tư có thể biết được tâm lý thị trường, chuyển động dòng tiền và những kỳ vọng về tương lai của nền kinh tế.
Đầu năm 2020 dưới sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 chỉ số VN Index sụt giảm 31%, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đạt đáy hồi tháng 3 chỉ số VN-Index liên tục tăng trong những tháng gần đây cho thấy các nhà đầu tư đang lạc quan hơn và quay trở lại thị trường và dòng tiền đã đổ rất mạnh vào rất nhiều cổ phiếu chủ chốt.
Hàng loạt các “ông lớn” chứng khoán đều ghi nhận sự tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2020. Các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất như VCB, GAS, HPG, VHM, MSN đều tăng từ 24-53%.
Tuy nhiên, phương pháp tính giá chỉ số VN-Index về cơ bản chỉ dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE mà chưa tính đến lượng rổ cổ phiếu tự do lưu hành trên thị trường (free float), cũng như chưa có cơ chế kiểm soát, phân tích sự ảnh hưởng của những nhóm cổ phiếu lớn chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số.
Để xem xét và nhận định rõ hơn biến động giá cả chứng khoán toàn thị trường, xem xét thêm chỉ số VN30. Chỉ số VN30 bao gồm top 30 cổ phiếu thành phần, đại diện cho hoạt động của 30 công ty được niêm yết trên sàn HOSE, chiếm khoảng 80% tổng giá trị và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Đặc biệt, tỷ trọng cổ phiếu sử dụng để tính VN30 là các cổ phiếu tự do chuyển nhượng và giới hạn tỷ trọng tối đa của một cổ phiếu không vượt quá 10%, một nhóm cổ phiếu liên quan không quá 15% tổng vốn hóa trong rổ.
Như vậy, VN30 hạn chế sự ảnh hưởng quá lớn của các cổ phiếu có vốn hóa lớn và phản ánh chính xác hơn mức độ biến động trung bình của giá các cổ phiếu trên thị trường. Phiên giao dịch ngày 27/11 vừa qua VN-Index cũng giữ được sự tăng trưởng tốt của mình đạt 970 điểm tăng 0.58% so với phiên giao dịch trước đó.
Chỉ số VN30 phản ánh chính xác hơn sự phục hồi. Chứng khoán đang phục hồi rất nhanh dù kinh tế vẫn rất ảm đạm. Trước đại dịch trong khi các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn cho thấy giới đầu tư Việt Nam vẫn đang rất lạc quan về triển vọng của nền kinh tế và các giải pháp “giải cứu” của chính phủ.
VN30 tăng cũng cho thấy rằng tình hình lãi suất giảm và thanh khoản thị trường đang được đảm bảo. Do đó việc VN-Index phục hồi lên mức trên 1.000 điểm cũng là điều dễ hiểu. Không chỉ vậy, VN-Index hoàn toàn có khả năng phá được kỷ lục 1.200 điểm được thiết lập năm 2018 trong năm tới.
Dấu hiệu tích cực của những yếu tố vĩ mô
Cung tiền: Tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019. Trong năm 2020, ngân hàng nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới sáu tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái (EX) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 27/11 là 1USD = 23.162 VND, đang giữ ở mức ổn định và có xu hướng đi ngang từ tháng 7/2020, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá trị sản lượng công nghiệp cũng có những dấu hiệu phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 3,6% so với tháng 9 và tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Lãi suất: Lãi suất liên ngân hàng được Ngân hàng nhà nước duy trì ở ngưỡng 0,3-0,4% (kỳ hạn 1 tháng) giảm đáng kể so với năm ngoái. Việc giảm lãi suất giúp cho thị trường cổ phiếu chuyển biến tích cực hơn.
Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10/2020 cùng mức tăng 0,09% so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước – đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Lạm phát cơ bản tháng 10/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2020 tăng 2,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến 9/2020, tổng vốn của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,2 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019. Cả nước có 32.658 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 381 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 225 tỷ USD, bằng 59,1% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
-
VN-Index vào top các chỉ số tăng mạnh nhất
Kênh CNNMoney mới đây đã công bố danh sách 40 thị trường chứng khoán có mức tăng mạnh nhất thế giới kể từ đầu năm tới nay, căn cứ vào báo cáo tính tới ngày 24/4 của Tập đoàn Đầu tư Bespoke.
-
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt hơn 681 tỷ USD, bằng cả năm 2023
Tính đến hết ngày 15/11, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2024 đã đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ và đã bằng cả năm 2023, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan....
-
Việt Nam - Dominica mở rộng cánh cửa hợp tác kinh tế đa lĩnh vực
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19-21/11/2024 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao và hợp tác giữa hai nước. Với hàng loạt cuộc hội đàm và tuyên bố chung quan trọng, Việt Nam và Domin...
-
Xuất khẩu sang Mỹ gần đạt 100 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá cán mốc gần 100 tỷ USD.