Đến để tận hưởng
Năm 2022, theo khảo sát thường niên Expat Insider của InterNations, Việt Nam đứng thứ 7 trong tổng số 52 quốc gia đáng sống nhất cho người nước ngoài. Trong đó, Đà Nẵng thuộc những lựa chọn hàng đầu. Nơi đây từng là 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới năm 2018 theo bình chọn của Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas.
Đà Nẵng - 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới năm 2018. Ảnh Sun Group
Theo các chuyên gia, “đáng sống” là khái niệm rất tinh tế chứ không chỉ bắt nguồn từ văn hóa, lịch sử. Đó là nơi để tận hưởng, cống hiến, nghỉ ngơi, giải trí và làm việc. Vậy Đà Nẵng có gì để thu hút mỗi năm 15-16.000 người nhập cư, đạt tỷ lệ tăng dân số cơ học gần 16%.
Được thiên nhiên ưu ái dòng sông lớn hiền hòa, bãi biển trong xanh, quyến rũ, Đà Nẵng nuông chiều cảm xúc của du khách và người nhập cư ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng vẻ đẹp và giá trị “đáng sống” ấy còn ẩn chứa ở khí hậu trong lành, giao thông thuận tiện, phố xá sạch sẽ hay sự mến khách của người bản địa. Con người Đà Nẵng rất thân thiện, cởi mở, trung thực - đó là nét văn hóa sâu đậm. Nếu thiếu đi bản sắc ấy thì không còn là TP đáng sống.
Nhìn rộng hơn, đó là thành quả ấn tượng trong nỗ lực theo đuổi mục tiêu "TP đáng sống” của Đà Nẵng. Nhiều chính sách an sinh xã hội mang thương hiệu riêng như TP “5 không”, “3 có”, “4 an” đã cải thiện đáng kể cuộc sống người dân, mang đến góc nhìn tích cực, thiện chí từ du khách.
Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Ảnh: Sun Group
Không chỉ sống xanh, công tác an sinh xã hội, hệ thống y tế và giáo dục Đà Nẵng cũng được đẩy mạnh rõ rệt. Đà Nẵng hiện có 15 bệnh viện công và 6 bệnh viện tư với tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân đứng thứ 2 cả nước, đạt 17,6 bác sĩ trên 1 vạn dân theo các con số thống kê.
Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định mục tiêu xây dựng TP trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, trong đó có vai trò là trung tâm về giáo dục - đào tạo.
Trong định hướng kế hoạch của TP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP đặt mục tiêu trở thành trung tâm phát triển nguồn lao động chất lượng cao.
Hạ tầng hoàn hảo cho giải trí và làm việc
Sau 25 năm trở thành TP trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã vươn lên trở thành đô thị hiện đại, văn minh, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sự bứt phá mạnh mẽ của chất lượng cơ sở hạ tầng là nền tảng, bệ phóng quan trọng.
Nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nhiều cây cầu nối 2 bờ sông Hàn, mở rộng đô thị về phía Đông để phát triển du lịch, Đà Nẵng đã có những bước phát triển ngoạn mục. Hàng loạt cây cầu với kiến trúc độc đáo nối liền 2 bờ sông Hàn, đặt dòng sông vào vị trí trung tâm trên bản đồ quy hoạch đô thị và xóa bỏ hình ảnh vùng quê “quận 3” nghèo khó bên sông năm xưa.
Ngành du lịch được đầu tư phát triển mạnh với nhiều khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, các điểm tham quan nổi tiếng thế giới. Đó là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, với kỳ tích nhiều năm liên tiếp là “khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới”.
Hay Sun World Ba Na Hills với những tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, những show diễn nghệ thuật đỉnh cao, cách làm du lịch, lối đi tiên phong để tạo nên kỳ tích như “Cầu Vàng”, tạo nên một hiện tượng về du lịch trên khắp toàn cầu…
Khu du lịch Sun World Ba Na Hills. Ảnh Sun Group
Giới chuyên gia đánh giá, Đà Nẵng là TP trẻ, năng động với hạ tầng đô thị, tiện ích sống, y tế, giáo dục, giao thông được quy hoạch bài bản và hiện đại để đáp ứng mọi nhu cầu từ sống, làm việc, kinh doanh cho tới giải trí, du lịch của đa dạng cư dân trong đó có cả giới tri thức, người thành đạt, thượng lưu hay người nước ngoài. Bước đi tiếp theo của TP rất cần đến những khu đô thị cao cấp, chất lượng cao tại khu vực ven sông Hàn hay tại Nam Hòa Xuân.
Trong 2 năm 2019-2020, Đà Nẵng có hơn 4,43 triệu lượt người nước ngoài đăng ký tạm trú. Riêng tổng số người Hàn Quốc tại Đà Nẵng là trên 11 nghìn người. Hệ thống hạ tầng đủ quy mô và liên tục được nâng cấp là khát vọng của Đà Nẵng để hướng tới một Singapore mới của châu Á.
Với tham vọng lớn hơn, Đà Nẵng cũng đang triển khai đề án xây dựng TP thông minh. Định hướng đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ có trung tâm dữ liệu điện toán đám mây bảo đảm cho các dịch vụ dữ liệu lớn, bảo vệ an toàn, an ninh thông tin và dự phòng thảm họa. TP cũng có thẻ du lịch thông minh với đầy đủ tiện ích, triển khai học liệu điện tử, phòng thí nghiệm ảo, lớp học thông minh và nhân rộng bệnh viện thông minh, chăm sóc y tế qua mạng…
Từ bệ phóng là những “tài sản” vô giá với thiên nhiên trác tuyệt và con người hồn hậu, một đô thị từng ngày vươn lên hiện đại với môi trường sống, đầu tư kinh doanh thuận lợi…
Như Tạp chí Forbes từng nhận xét: "Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho những người quan tâm tới cuộc sống ở nước ngoài", Đà Nẵng hội tụ nhiều ưu điểm để thu hút người nước ngoài đến làm việc, sinh sống, định cư. Điểm đến hấp dẫn, chốn mong về mới của giới tinh anh đang mở ra từ sự chuyển mình không ngừng của TP sông Hàn.
-
Đà Nẵng mời Thụy Sĩ, châu Âu đầu tư vào Trung tâm tài chính
Lãnh đạo Đà Nẵng đến thăm và làm việc với các tổ chức, định chế, quỹ đầu tư tài chính tại Thụy Sĩ và mời các nhà đầu tư tài chính của châu Âu và Thụy Sĩ đầu tư tại Trung tâm tài chính Đà Nẵng....
-
Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững
UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 154/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”.
-
Đà Nẵng sắp đón dòng vốn hơn 5.500 tỷ
Ngày 17/1, tại Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác do TP.Đà Nẵng tổ chức, lãnh đạo thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 220 triệu USD, tương đương hơn 5.500 tỷ đồng....