Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân (tên trước đây là Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines) của Công ty cổ phần Cảng quốc Tế QTM.
Mục tiêu của dự án là xây dựng mới bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân tiếp nhận tàu trọng tải đến 60.000 DWT.
Quy mô đầu tư dự án gồm 8 bến, trong đó hạ lưu cầu Phước An gồm 2 tuyến bến, tổng chiều dài tuyến bến là 840m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 60.000 DWT.
Thượng lưu cầu Phước An gồm 2 tuyến bến xa bờ, tổng chiều dài tuyến bến là 1.055m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 DWT.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 đến năm 2030. Diện tích đất sử dụng khoảng 71,23 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 5.700 tỷ đồng.
Quyết định nêu rõ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Thủ tướng, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định giao đất, thu hồi đất, theo dõi, giám sát và xử lý các vấn đề liên quan đến dự án (gồm sự phù hợp của dự án với quy hoạch có liên quan) thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo và các nội dung thẩm định hồ sơ dự án tại các văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu căn cứ nội dung Dự án đã được quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, thực hiện các thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án theo thẩm quyền.
Đối với ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và các nội dung khác của dự án, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức thực hiện giao vùng nước trước bến, hướng dẫn Công ty cổ phần Cảng quốc tế QTM tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đã ký Quyết định 140 ngày 16/1/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 72.800 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 278.700 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).
Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 33.800ha (bao gồm các khu vực phát triển cảng biển, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng), trong đó cảng biển là 17.300 ha.
Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 606.000 ha (chưa bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải là 900.000 ha).
-
Phải xem xét các bến cảng, khu bến cảng mới trước khi bổ sung
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 406/TB-VPCP ngày 5/9/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Địa phương có cảng nước sâu lớn nhất Đông Nam Á chính thức trở thành thành phố
Với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Phú Mỹ chính thức được nâng cấp thành thành phố theo Nghị quyết số 1365/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây không chỉ là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã h...
-
Đề xuất gia hạn hoàn thành tuyến đường gần 1.200 tỷ vào cảng Cái Mép
Dự án đường Long Sơn - Cái Mép có tổng chiều dài hơn 3,7 km, kết nối KCN dầu khí Long Sơn với Thị xã Phú Mỹ, có tổng mức đầu tư hơn 1.188 tỷ đồng.
-
Diễn biến mới nhất về việc thành lập thành phố thứ 3 thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chính phủ đề nghị thành lập phường Tân Hòa, phường Tân Hải thuộc thị xã Phú Mỹ. Đồng thời, thành lập thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.