Sáng 23/12, gần 1,18 tỉ cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã chính thức được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu 15.000 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch buổi sáng, đã có hơn 24,8 triệu cổ phiếu MSB được giao dịch với giá quanh ngưỡng 17.600 đồng/cổ phiếu.
Ngày 24/12, 300 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ được giao dịch trên sàn UPCOM với giá tham chiếu 15.500 đồng/cổ phiếu.
Ngày 28.12, hơn 571 triệu cổ phiếu ABB của Ngân hàng TMCP An Bình cũng sẽ giao dịch trên sàn UPCOM với giá tham chiếu là 15.000 đồng/cổ phiếu.
Làn sóng lên sàn này đã bắt đầu từ đầu tháng 7 năm nay. Ngày 9/7, Ngân hàng TMCP Bản Việt đưa 317,1 triệu cổ phiếu lên UPCOM với giá 13.500 đồng/cổ phiếu.
Ngày 9/10, hơn 389 triệu cổ phiếu của Nam Á Bank cũng chào sàn UPCOM. Ngày 15/10, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) cũng lên sàn UPCoM với 308 triệu cổ phiếu, giá 25.800 đồng/cổ phiếu.
Làn sóng này còn có các ông lớn tham gia vào. Ngày 9/11, gần 1 tỷ cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chính thức lên sàn HOSE, với giá tham chiếu 11.800 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa hơn 11.500 tỉ đồng.
Ngày 10/11, Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) cũng chính thức niêm yết gần 1 tỉ cổ phiếu VIB với tổng giá trị gần 30.000 tỷ đồng trên sàn HOSE với giá 32.300 đồng/cổ phiếu.
Ngày 9/12, hơn 2,16 tỷ cồ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu cũng bắt đầu giao dịch trên sàn HoSE với giá 28.100 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa 21.000 tỷ đồng.
Ngày 18/09, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã gửi hồ sơ đăng ký niêm yết gần 1,76 tỷ cổ phiếu SHB đến Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.
Các ngân hàng đang chạy nước rút lên sàn những ngày cuối năm 2020 có thể được lí giải là do trước khi Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến hết năm 2020 và định hướng đến năm 2025” có hiệu lực từ năm 2021. Theo đó, tất cả các ngân hàng thương mại sẽ phải đưa cổ phiếu lên niêm yết hoặc đăng kí giao dịch trên sàn UpCom.
Có thể một lần lý do nữa là vì thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục gia tăng mạnh, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngân hàng đều nhảy vọt đã khiến các nhà băng mạnh dạn đưa cổ phiếu lên sàn nhiều hơn. Như cổ phiếu ACB đã tăng gần 28% lên 28.750 đồng/cổ, VIB tăng gần 21% lên 33.450 đồng/cổ phiếu, BVB tăng gần 11% phiếu so với thời điểm mới lên sàn.
-
Cổ phiếu ngân hàng chạm mốc lịch sử, điều gì đang diễn ra
CafeLand - Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, một số ngân hàng vượt đỉnh lịch sử, các nhà đầu tư “bỏ lỡ” tiếc hùi hụi, nhanh chóng xuống tiền nắm bắt thời cơ trên đà cổ phiếu tăng…
-
BVBank báo cáo lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 5 lần, đạt 391 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, mã: BVB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất ghi nhận đạt 209 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận theo quý cao nhất của BVBank kể từ năm 2020, ...
-
ACB báo lãi kỷ lục hơn 21.000 tỷ đồng trong năm 2024
Trong năm 2024, ngân hàng ACB lãi trước thuế đạt 21.006 tỷ đồng. Tổng tài sản hơn 860.000 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng trưởng 19% đạt hơn 580.000 tỷ đồng, còn tiền gửi khách hàng tăng trưởng 11% đạt hơn 537.000 tỷ đồng....
-
VPBank báo lãi năm 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng
Năm 2024, lợi nhuận VPBank tăng trưởng 85%, quy mô tín dụng đạt hơn 629.000 tỷ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm và cao hơn so với trung bình ngành 15%.