Ngày 8/1, tại cuộc họp “Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Thứ trưởng Tài chính Lê Tấn Cận phát biểu tại họp ngày 8/1. Ảnh: VGP
Bên cạnh đó, phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Đồng thời góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết thêm, hiện nhiều nước đã lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, Việt Nam cần thực hiện mô hình này.
“Việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon đảm bảo giao dịch trong nước diễn ra minh bạch, an toàn, phù hợp điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Lợi ích chủ thể tham gia được hài hòa, giúp tăng sức cạnh tranh quốc gia theo hướng phát triển kinh tế ít phát thải, tăng trưởng xanh, bền vững”, Thứ trưởng Bộ Tài chính lý giải.
Được biết, hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại là hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận, được giao dịch trên sàn trong nước.
Các đơn vị tham gia giao dịch gồm doanh nghiệp phát thải thuộc diện kiểm kê khí nhà kính; tổ chức thực hiện dự án tạo tín chỉ carbon; tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon; tổ chức hỗ trợ giao dịch.
Chủ trì cuộc họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (net zero) trên thực tế, bằng các công cụ kinh tế để quản lý phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp.
"Mục tiêu là tạo ra thị trường tín chỉ carbon công khai, minh bạch, trên cơ sở xác định tổng lượng phát thải, phân bổ hạn ngạch phát thải cho các địa phương, lĩnh vực. Sử dụng các công cụ kinh tế để thay đổi nhận thức, hành vi trong phát thải khí nhà kính", Phó thủ tướng nói.
-
Bán khí CO2, 6 tỉnh Bắc Trung Bộ chia nhau hơn nghìn tỷ
Việt Nam vừa chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới, việc này nằm trong thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.
-
Biết gì về vật liệu thanh cốt thép GFRP mà Tập đoàn Hàn Quốc vừa đề nghị Đồng Nai hợp tác, phát triển sản phẩm?
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn, trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi. Vật liệu này có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và...
-
Vật liệu xanh: Xu hướng tất yếu của tương lai?
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành vật liệu xây dựng xanh nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, tiềm năng tái chế các loại vật liệu và nhu cầu tăng cao từ xu hướng toàn cầu....
-
Sản xuất thành công đá nung kết vân trong xương
Đá nung kết vân trong xương được sản xuất trên dây chuyền Continue+ hiện đại của Sacmi (Italia) với kích thước 1.620 x 3.310mm. Đây là giải pháp vật liệu ốp lát tại các vị trí cần độ ma sát mài mòn cao và bền vững để vượt lên sự khắc nghiệt của môi t...