Bộ Xây dựng đang đề xuất thành lập Quỹ nhà ở quốc gia theo mô hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Theo dự thảo nghị định đang được lấy ý kiến, Quỹ sẽ có vốn điều lệ khởi điểm từ 5.000 tỷ đồng, dự kiến tăng lên 10.000 tỷ đồng trong vòng 3 năm kể từ khi thành lập.
Quỹ nhà ở quốc gia sẽ được tổ chức theo hai cấp: Quỹ Trung ương do Bộ Xây dựng quản lý và Quỹ địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, giao Sở Xây dựng điều hành. Cả hai cấp đều có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại, bảo đảm hoạt động độc lập, minh bạch và hiệu quả.
Bên cạnh vốn từ ngân sách, Quỹ còn huy động thêm nhiều nguồn lực hợp pháp khác như đóng góp tự nguyện từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiền bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công; nguồn thu từ đấu giá đất hoặc các hoạt động đầu tư của chính quỹ. Với cấp địa phương, nguồn vốn có thể được bổ sung thêm từ nghĩa vụ tài chính phát triển nhà ở xã hội của các chủ đầu tư dự án thương mại, cũng như các cơ chế đặc thù được Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua.
Quỹ còn có thể tiếp nhận và cải tạo các tài sản công, nhà ở thuộc cơ quan nhà nước để chuyển đổi công năng, mua lại nhà ở tư nhân để cho thuê, hoặc mua nhà thương mại để bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công.
Theo dự thảo, các dự án nhà ở xã hội do Quỹ đầu tư sẽ có thời gian hoàn thành tối đa là 5 năm. Đối với những dự án có hạ tầng đồng bộ, thời gian này có thể kéo dài lên 7 năm nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu tư.
Việc thành lập Quỹ nhà ở quốc gia được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam, giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung kéo dài, đồng thời tạo điều kiện để người dân thu nhập thấp tiếp cận chỗ ở ổn định và bền vững. Đây cũng là một công cụ trọng yếu nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 theo định hướng của Chính phủ, đồng thời góp phần bảo đảm an sinh xã hội trong lĩnh vực nhà ở.
Hiện Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo và sẽ sớm trình Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới. Nếu được thông qua, Quỹ nhà ở quốc gia hứa hẹn trở thành lực đẩy chiến lược cho thị trường bất động sản và hệ thống an sinh quốc gia trong những năm tới.
-
Vận hành minh bạch Quỹ nhà ở quốc gia
Để Quỹ nhà ở quốc gia thực sự phát huy hiệu quả, việc vận hành minh bạch, có cơ chế giám sát rõ ràng là điều kiện tiên quyết.
-
Triển khai ngay cơ chế đặc thù cho nhà ở xã hội và lập Quỹ Nhà ở Quốc gia trong tháng 6/2025
Chiều 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội và đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 5 tháng đầu năm, kế hoạch các tháng cuối năm 2025.
-
Quỹ nhà ở quốc gia: Thiết lập mô hình bền vững, đa nguồn lực
Cần thiết xây dựng Quỹ nhà ở quốc gia theo mô hình các nước tiên tiến, đảm bảo vận hành linh hoạt, đa dạng nguồn vốn, hỗ trợ cả doanh nghiệp và người dân có nhu cầu thực.








-
Thủ phủ công nghiệp phía Bắc dự sẽ có cơ sở 2 Học viện Hàng không Việt Nam rộng 10-20 ha
Học viện Hàng không Việt Nam – cơ sở giáo dục đầu ngành trong lĩnh vực hàng không dân dụng đang đề xuất xây dựng cơ sở đào tạo thứ hai tại Bắc Ninh - “thủ phủ công nghiệp phía Bắc”, với quy mô 10–20 ha, đào tạo từ 5.000 đến 10.000 sinh viên mỗi năm....
-
Sắp khởi công khu công nghiệp gần 2.900 tỷ đồng tại Ninh Bình
Một dự án khu công nghiệp quy mô lớn, trị giá gần 2.900 tỷ đồng đang được lên kế hoạch triển khai tại phường Duy Tân, tỉnh Ninh Bình (trước đây thuộc Hà Nam), hứa hẹn tạo sức bật mới cho phát triển công nghiệp khu vực cửa ngõ phía Nam đồng bằng Bắc B...
-
Đóng góp ý kiến về cách xây dựng chính sách thuế, giá đất phù hợp với thực tiễn
Tại hội thảo “Giá đất, thuế đất… thế nào cho hợp lý?” do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 22/7, nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến về cách xây dựng chính sách thuế, giá đất phù hợp với thực tiễn, hướng đến mụ...