HoREA cho rằng, cần có các quy định chi tiết và cụ thể hơn về tầng lánh nạn chung cư.
Theo HoREA, đối với nhà có chiều cao từ 100 - 150 m, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 2.9.1, 2.9.2 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (QCVN 04:2019/BXD), cần phải bố trí tầng lánh nạn, gian lánh nạn. Việc bố trí phải đáp ứng các yêu cầu như: Tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng. Nhà có 30 - 40 tầng bố trí 01 tầng lánh nạn; Nhà có 41-50 tầng bố trí 02 tầng lánh nạn.
Không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ, văn phòng trên tầng lánh nạn. Không cho phép bố trí các hoạt động thương mại trên tầng lánh nạn.
Theo HoREA, do quy định tầng lánh nạn không được bố trí căn hộ, văn phòng, hoặc diện tích kinh doanh thương mại, nên sẽ dẫn đến việc làm tăng chi phí đầu tư, giảm số lượng căn hộ hoặc giảm diện tích kinh doanh, giảm quy mô dân số của dự án.
Từ đó, dẫn đến làm tăng giá bán căn hộ và làm tăng giá bán các diện tích kinh doanh khác, mà người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp phải gánh chịu khi mua nhà và diện tích kinh doanh của dự án.
Do vậy, để giảm bớt thiệt hại cho chủ đầu tư dự án và người mua căn hộ nhà chung cư cao tầng, theo HoREA, không nên tính diện tích sàn tầng lánh nạn vào tổng diện tích sàn xây dựng của dự án khi tính hệ số sử dụng đất và nên cộng thêm chiều cao tầng lánh nạn vào chiều cao tối đa của công trình.
Hiệp hội cho rằng, quy định cần phải có tầng lánh nạn đối với nhà có chiều cao từ 100 - 150 m là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân và khách vãng lai khi xảy ra cháy, trong lúc chờ được cứu hộ cứu nạn.
Tuy nhiên trên thực tế, ngày càng có nhiều tòa nhà cao trên 150 m nên Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm các nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với nhà cao tầng có chiều cao trên 150 m, để bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
-
Tầng lánh nạn, gian lánh nạn chung cư: Quy định xong để đó
Dù theo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở quy định chung cư cao trên 100 m (khoảng 25 tầng) phải có gian lánh nạn (hay còn gọi là tầng lánh nạn) đề phòng hỏa hoạn nhưng hầu như không có chủ đầu tư nào thực hiện. Theo chuyên gia xây dựng, việc xây dựng không gian lánh nạn cần rất nhiều chi phí đầu tư không khỏi khiến các chủ đầu tư dự án chung cư tại Hà Nội e ngại.
-
Vì sao hệ trần và vách thạch cao được xem là giải pháp chống cháy hiệu quả?
Nhẹ, bền và chịu lửa hiệu quả, thạch cao không chỉ bảo vệ công trình khỏi nguy cơ cháy nổ mà còn tối ưu chi phí và thời gian xây dựng. Đây có phải là lựa chọn bạn đang tìm kiếm?
-
Công trình nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo quy đinh mới?
Theo quy định mới, các dự án, công trình khi xây dựng mới hoặc khi cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng dẫn đến một trong các trường hợp làm tăng quy mô về số tầng hoặc diện tích khoang cháy; thay đổi chủng loại, vị trí thang bộ thoát nạn; giảm số lượ...
-
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ trước ngày 31/12
Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới....