Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của quá trình tái cơ cấu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định tại đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020.

Có thể bản đề án mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành sẽ còn qua nhiều lần chỉnh sửa.
Như vậy, có thể bản đề án mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành sẽ còn qua nhiều lần chỉnh sửa. Tuy nhiên, ra đời từ cơ quan được Chính phủ giao nghiên cứu xây dựng đề án, những nội dung cụ thể của đề án đương nhiên rất được sự trông đợi, không của riêng giới chuyên gia.
Thêm nữa, tại bản đề án tái cơ cấu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, Chính phủ đã thông qua các đề án tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công, đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (mà trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước), đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, và đề án tái cấu trúc các thị trường chứng khoán và các định chế tài chính.
Như vậy, cũng có nghĩa là nhiều nội dung cụ thể của đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã qua giai đoạn bàn thảo.
Ở đề án tổng thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các giải pháp tái cơ cấu chủ yếu là trước mắt và trung hạn nhằm cải thiện một bước hiệu quả kỹ thuật của nền kinh tế, tức là từng bước khắc phục những bất hợp lý về phân bổ và quản lý các nguồn lực, làm cho các nguồn lực hiện có được sử dụng hiệu quả hơn.
Đề án cũng nêu rõ, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán và các định chế tài chính là để loại bỏ nguy cơ mất an toàn đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung, đồng thời, tăng cường năng lực trên tất cả các mặt và hiệu quả hoạt động của từng thành viên và của cả hệ thống, làm cho hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng trung gian tài chính (tức là huy động và phân bổ vốn từ người tiết kiệm sang người đầu tư, và chuyển dịch vốn từ ngành và doanh nghiệp kém hiệu quả sang các ngành và doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn) và chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.
Vì vậy, theo đề án, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tái cơ cấu doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhà nước) và những giải pháp trước mắt thực hiện tái cơ cấu đầu tư công là nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nền kinh tế.
Tại một diễn đàn về tái cơ cấu nền kinh tế mới đây, một số chuyên gia kinh tế đã tỏ ra sốt ruột khi mới chỉ thấy đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là bắt đầu được khởi động, còn đề tái cơ cấu đầu tư và doanh nghiệp nhà nước dường như chưa động đậy gì cả. Phải chăng có mối liên hệ giữa nhận xét này với thứ tự ưu tiên đã được xác lập tại đề án?
Lựa chọn ưu tiên cũng là vấn đề được lặp lại ở cấp độ rộng hơn tại quan điểm chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế.
Thực hiện tăng trưởng hợp lý, bền vững và ưu tiên chất lượng tăng trưởng là nguyên tắc đầu tiên cần tuân thủ được nêu tại đề án. Trong điều hành nền kinh tế, luôn nỗ lực để đạt được kết quả toàn diện, tuy vậy, trong trườn hợp phải lựa chọn, thì ưu tiên chất lượng tăng trưởng, mà trước hết là tăng trưởng với lạm phát thấp, cân đối vĩ mô vững chắc, tăng trưởng đi kèm với tiếp tục xóa đói giảm nghèo, giảm dần bất bình đẳng về thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội và thân thiện với môi trường, đề án nêu rõ.
Phần phương hướng tái cơ cấu kinh tế, ở định hướng các ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển, đề án xác định, loại thứ nhất là các ngành, sản phẩm hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Thứ hai là các ngành, sản phẩm được ưu tiên phát triển để xây dựng, bổ sung và nâng cao lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2020.
Nhận định việc lựa chọn các ngành, sản phẩm ưu tiên để xây dựng năng lực cạnh tranh là vấn đề khó khăn, tuy vậy, đề án cũng đưa ra kiến nghị cụ thể các ngành, sản phẩm với tiêu chí: đã và đang phát triển tại Việt Nam, có tiềm năng phát triển và có thị trường, thương mại quốc tế được, có thể trao đổi được qua thương mại quốc tế.
Bao gồm: luyện kim, hóa dầu, đóng tàu và các phương tiện vận tải khác, điện tử, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch…
Theo VnEconomy

Bán căn hộ nghỉ dưỡng đẹp nhất Flamingo Đại Lải, sổ hồng lâu dài chỉ với 3,xx tỷ
3 tỷ 850 triệu- 58m2
Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0987458***

Bán Biệt Thự Flamingo Giá Tốt Nhất, Vị Trí Vàng, Tiềm Năng Sinh Lời Cao
18 tỷ - 352m2
Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0975655***

BÁN BIỆT THỰ VIP “CHARM LUXURY” TẠI FLAMINGO ĐẠI LẢI – SIÊU PHẨM NGHỈ DƯỠNG ĐẲNG
18 tỷ - 352m2
Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0975655***

Cần bán 100m TT Kim Long - Tam Dương cạnh trường đại học Trưng Vương giá 1.x
1 tỷ 500 triệu- 100m2
Tam Dương, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0865566***

Chuyển nhượng 30.000m2 khu công nghiệp tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc, sản xuất bột gi
105- 30000m2
Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0976875***

Cần bán ô đất chính chủ mặt đường QL2B mới Vĩnh Phúc, thuận tiện giao thông.
4 tỷ 500 triệu- 104m2
Tam Dương, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0945301***

THUNG LŨNG THANH XUÂN NƠI GIẤC MƠ NGHỈ DƯỠNG CỦA GIỚI TINH HOA THÀNH HIỆN THỰC
8 tỷ - 182m2
Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0973773***

Bán lô 1747.3 m2 đất nghỉ dưỡng kèm biệt thự nhà vườn thổ cư 400m2 tại tam đảo
8 tỷ 500 triệu- 1747m2
Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Hôm nay
0973773***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính