ĐBQH đề nhị có cơ chế phân bổ nguồn vốn để triển khai dự án đường ven biển của 13 tỉnh Miền Tây. Ảnh minh họa
Phát biểu trước tại hội trường đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre nêu rõ, trong suốt những năm qua, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kỳ vọng sớm triển khai tuyến đường ven biển của 13 tỉnh ĐBSCL.
Qua nghiên cứu điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn lần này, Chính phủ đã bố trí nguồn vốn tỉ đồng cho 16 dự án cho khu vực vùng ĐBSCL.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thời gian qua đã giúp các tỉnh ĐBSCL thời gian qua thống nhất cách tiếp cận nguồn vốn và các đề xuất để thực hiện được dự án này.
Nếu dự án tuyến đường ven biển hơn 700km này được thực hiện đồng bộ, quyết liệt thì sẽ tạo điều kiện cho khu vực ĐBSCL phát triển. Đại biểu cũng chỉ rõ dự án tuyến đường ven biển này còn một số vấn đề chưa thống nhất, là điểm nghẽn trong các cơ chế, chính sách.
Đối với cơ chế cho vay lại đối với ĐBSCL, theo đề nghị của các tỉnh ĐBSCL, cho phép áp dụng theo cơ chế 90 %-10%. Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn mong muốn Quốc hội cho phép các tỉnh ĐBSCL theo cơ chế này. Nếu phân theo cơ chế 70%-30% thì khả năng ngân sách sẽ rất khó thực hiện.
Đối với một số hạng mục liên tỉnh, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị Chính phủ cho tiến cận cấp phát vốn vay 100%, Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư, nếu không thì giao thẩm quyền cho địa phương để đầu tư thực hiện những công trình này.
Đối với nhóm nhà tài trợ, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho biết, 13 tỉnh ĐBSCL tiếp cận 6 nhóm nhà tài trợ khác nhau, do đó đề nghị Trung ương giao cho một Bộ chủ trì làm đầu mối, cùng với 13 tỉnh đàm phán vấn đề này, đề nghị Quốc hội, Chính phủ tạo điều kiện cho các tỉnh ĐBSCL sớm triển khai thực hiện dự án này.
Trước đó, trong cuộc họp đầu tháng 4/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chấp thuận đề xuất của 13 tỉnh, thành miền Tây cùng 2 Bộ Giao thông Vận tải và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về 16 dự án hạ tầng tại khu vực ĐBSCL. Tổng kinh phí để triển khai các dự án này khoảng 94.300 tỉ đồng.
Trong đó tiêu biểu, có dự án xây dựng 415 km đường ven biển liên vùng đi qua 7 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, với tổng mức đầu tư gần 43.000 tỉ đồng.
Theo đề xuất, nguồn vốn này dự kiến sẽ huy động từ vốn vay quốc tế (2,8 tỉ USD) và vốn đối ứng khoảng 28.000 tỉ đồng. Bộ KH-ĐT kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế cấp phát 90% và cho vay lại 10% đối với dự án của địa phương; ủy quyền cho các tỉnh, thành làm cơ quan chủ quản các dự án quốc lộ... Dự kiến các dự án được phê duyệt trong năm 2023 tiến tới quyết định đầu tư trong năm sau (2024).
-
Khởi động nghiên cứu xây dựng Cầu Cần Thơ 2 kết nối 2 tuyến cao tốc ngàn tỉ của Miền Tây
Việc nghiên cứu phương án xây dựng Cầu Cần Thơ 2 và tuyến dẫn cần đảm bảo sự kết nối thuận lợi với các cảng biển chính, các khu đô thị lớn, khu công nghiệp, cảng cạn, logistic …
-
Thời điểm này có nên đầu tư bất động sản miền Tây?
Hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực miền Tây đang được hoàn thiện với nhiều dự án giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng bất động sản.
-
Cần Thơ công bố điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KDC phường Bình Thủy
Sáng ngày 28/10/2024, tại UBND quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã tổ chức công bố Quyết định số 3690/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phường Bình Thủy (kho 301), quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, tên...
-
Kiến nghị sớm đầu tư tuyến nối đường tránh Thốt Nốt với cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi
Cử tri TP. Cần Thơ vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bố trị vốn đề đầu tư tuyến đường nối tuyến tránh Thốt Nốt đến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi để kết nối giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác của các tuyến đường này....
-
Cần Thơ hủy quy hoạch 1/500 Khu biệt thự 3.453 tỷ đồng
UBND thành phố Cần Thơ hủy bỏ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu biệt thự Cồn Ấu do hết thời hạn và không còn phù hợp với yêu cầu quản lý tại địa phương.