Tình hình giải ngân và vốn cho các dự án công để phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM còn nhiều nghịch lý, trong khi không đáp ứng nhu cầu cho kế hoạch đầu tư, nhiều dự án đã có kế hoạch cấp phát vốn tiến độ giải ngân lại chậm so với kế hoạch. Làm thế nào để tháo gỡ vấn đề này?
Tỷ lệ giải ngân thấp
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết trong năm 2017 các dự án ODA nhu cầu vốn lên đến 7.700 tỷ đồng, nhưng nhu cầu cấp phát vốn chỉ đạt 50%. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của nhiều dự án, khó có thể hoàn thành và đưa vào khai thác như kế hoạch đề ra, phát sinh khiếu nại và các khoản lãi do chậm thanh toán.
Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư TP Trần Thị Bình Minh, từ đầu năm đến nay tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đã giao cho TP trong năm 2017 là 26.183 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31-7, TP đã giải ngân tổng số vốn 13.214 tỷ đồng, đạt 50,5% tổng kế hoạch vốn giao. Trong đó, đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương đã giải ngân 722 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch.
Đối với nguồn vốn từ ngân sách TP, tổng số vốn giải ngân đến hết ngày 31-7 là 9.589 tỷ đồng, đạt 50,8% kế hoạch vốn TP giao. Qua rà soát, có một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến công tác giải ngân như: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn TP còn thực hiện chậm, kéo dài, đôi khi chưa nhận được sự đồng thuận của người dân do có sự chênh lệch về mức bồi thường so với giá chuyển nhượng thị trường.
Bên cạnh đó, một số hộ dân có mặt bằng là nơi kinh doanh, buôn bán bị ảnh hưởng nên gây khó khăn, bất hợp tác trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các cơ quan khi thực hiện thu hồi. Ngoài ra, năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp về đấu thầu ở một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát chưa đồng đều dẫn đến chất lượng của hoạt động đấu thầu chưa đảm bảo.
Một số chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để định hướng cho toàn bộ quá trình đấu thầu dẫn đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án…
Một số dự án trọng điểm của TP tiến độ giải ngân chưa đạt yêu cầu, như dự án xây mới Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Ung bướu, các dự án của Trung tâm Chống ngập… Về khó khăn trong công tác giải ngân, đại diện UBND quận 10 cho biết vốn ngân sách TP giao cho quận 10 đợt 1 là 306 tỷ đồng, trong đó vốn bố trí cho các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm hơn 50% cơ cấu số vốn TP giao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hầu hết các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng của quận đều vướng khâu trình phê duyệt giá bồi thường và giá tái định cư.
Các đại biểu dự họp về tình hình giải ngân đầu tư công do PCT UBND TP Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuối tuần qua.
Làm nhanh nhưng phải đúng
Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến cho biết do việc cấp phát vốn từ Trung ương hoặc từ nguồn ODA còn chậm nên TP đã linh động trong việc cấp vốn như ứng trước để các dự án kịp tiến độ. Thí dụ, đến nay nguồn vốn Trung ương mới rót 22%, nguồn vốn ODA về lý thuyết đạt 71,9% nhưng trong đó ngân sách TP tạm ứng trước hơn 30% cho các dự án.
“Chúng ta linh hoạt để kịp nguồn vốn cho các dự án, nhưng nếu ứng ra xong sau đó không được cấp thì rất kẹt. Do đó các sở, ngành phải hết sức lưu ý, chúng ta làm nhanh nhưng phải đúng, đảm bảo, chặt chẽ” - ông Tuyến lưu ý.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của TP năm 2017 đạt 100%, tại cuộc họp, Sở Kế hoạch-Đầu tư TP đề xuất UBND TP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện một số giải pháp. Cụ thể, với vốn ODA do Trung ương cấp phát, giao Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông-Vận tải để thống nhất cách thức bóc tách phần vốn cấp phát và cho vay lại của dự án xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên theo quy định.
Đồng thời, cần rà soát, tham mưu UBND TP báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính làm rõ việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án xây dựng đường sắt đô thị TPHCM tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để có cơ sở trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án làm cơ sở pháp lý điều chỉnh dự án và đề xuất bổ sung kế hoạch vốn ODA theo quy định.
Về vốn ngân sách TP, UBND TP cần yêu cầu các cơ quan, đơn vị ưu tiên đẩy mạnh việc bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu thầu, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công công trình; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước TP khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán cuối năm.
Việc sử dụng vốn đầu tư công không chỉ là sử dụng hết vốn mà phải sử dụng nguồn vốn hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đến hết tháng 1-2018, phải đảm bảo giải ngân 100% vốn năm 2017, đơn vị nào cuối năm giải ngân không đạt phải có báo cáo giải trình cho UBND TP. HĐND các quận, huyện phải giám sát tiến độ giải ngân ở quận, huyện. Việc sử dụng nguồn vốn và tiến độ giải ngân thuộc trách nhiệm người đứng đầu đơn vị được phân bổ vốn.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM
Việc sử dụng vốn đầu tư công không chỉ là sử dụng hết vốn mà phải sử dụng nguồn vốn hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đến hết tháng 1-2018, phải đảm bảo giải ngân 100% vốn năm 2017, đơn vị nào cuối năm giải ngân không đạt phải có báo cáo giải trình cho UBND TP. HĐND các quận, huyện phải giám sát tiến độ giải ngân ở quận, huyện. Việc sử dụng nguồn vốn và tiến độ giải ngân thuộc trách nhiệm người đứng đầu đơn vị được phân bổ vốn.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM
Bình Minh (ĐTTC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.