07/12/2016 3:24 PM
Với sự gia tăng của các phương tiện giao thông, nhất là xe tải, hàng loạt con đường nằm ngay nút giao thông trọng điểm ở Hà Nội đang xuống cấp, hư hỏng nặng.
Cộng với việc chậm trễ tu sửa đã trở thành những “ổ gà, ổ voi”, tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi đường và mất mỹ quan đô thị.
“Những con đường đau khổ”
Là cách ví von của số đông người tham gia giao thông khi đi lại trên các tuyến đường xuống cấp nhưng chậm duy tu sửa chữa.
Cụ thể, tại tuyến Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), Trần Phú (quận Hà Đông), sau khi mở đường phục vụ dự án đường sắt trên cao đã rộng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, những tồn tại trên bề mặt đường khiến nhiều người lưu thông qua đây không khỏi e ngại. Con đường dù rộng nhưng lồi lõm, với vô số nắp cống, mảnh vá gồ ghề tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Thực tế, đã có vụ TNGT thương tâm vào năm 2015 khi một người điều khiển xe máy ngã văng vào gầm ô tô tải khi vấp phải gờ phân cách chậm dỡ bỏ giữa làn đường dành riêng cho xe buýt. Đường Cầu Giấy, Xuân Thủy sau khi rào nửa đường phục vụ dự án, phần còn lại cũng xuống cấp buộc người tham gia giao thông thường xuyên phải đánh lái.
Đường Trường Chinh đoạn từ Tôn Thất Tùng đến Ngã Tư Sở cũng là một trong những đoạn đường gây khiếp đảm cho người dân mỗi khi phải di chuyển qua đây. Không chỉ nổi tiếng là con đường thường xuyên tắc nghẽn mà từ khi cải tạo, còn đầy “ổ voi, ổ gà” giăng bẫy.
Mặt đường chưa được hoàn trả gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên đường Mai Anh Tuấn. Ảnh: Thanh Hải
Tại các tuyến đường trung tâm hay vành đai cũng đang hàng giờ phải đối mặt với sự xuống cấp nhưng chậm sửa chữa, nâng cấp. Đi dọc phố Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Cầu ghi nhận vô số “ổ gà” xuất hiện bên cạnh nắp hố ga lồi lõm, do các đơn vị thi công.
Theo các chuyên gia, chất lượng đường giao thông là một trong nhiều yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn và UTGT. Do đó, đã đến lúc các ngành chức năng, cấp quản lý cần có sự quan tâm, đầu tư sửa chữa nâng cấp thường xuyên hơn những tuyến đường hiện có.
thảm nhựa đường. Bên cạnh đó, các đơn vị đào đường khi đắp hoàn trả không cẩn thận khiến mặt đường dễ bị biến dạng.Tại tuyến đường Định Công mới chạy dọc sông Lừ dẫn vào Khu đô thị mới Đại Kim (quận Hoàng Mai), những “ổ gà, ổ voi” nối tiếp nhau trở thành nỗi ám ảnh của người điều khiển phương tiện giao thông khi đi qua đây do con đường bị xuống cấp trầm trọng, mà không sửa chữa dứt điểm.
Thậm chí nhiều người dân sống ven đường đã phải rải gạch đá vụn vào những hố sâu để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đoạn đường dài gần 200m cuối ngõ 168 Kim Giang cũng được mệnh danh là “con đường đau khổ” do ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì đường ướt nhoẹt, lầy lội. Để điều khiển phương tiện đi qua đây người dân phải đi rất chậm vì có thể trượt ngã bất cứ lúc nào.
Làm mới vẫn cần sửa cũ
Sự phát triển quá mạnh mẽ của phương tiện giao thông cá nhân đã khiến đường sá trở nên chật hẹp. Chất lượng các công trình hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh một phần do quá tải, một phần bởi sự chắp vá trong quá trình sửa chữa, nâng cấp.
Theo ông Nguyễn Thanh Tú – Giảng viên trường Đại học GTVT, mặt đường xuống cấp có nghĩa là tiêu chuẩn kỹ thuật không được đảm bảo. Khi đó các yếu tố như độ phẳng, hệ thống thoát nước, độ cứng của mặt đường... chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của lưu lượng giao thông. Người dân khi hoạt động trên các tuyến đường này vì thế không chỉ chịu đựng bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi mưa mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT.
Cụ thể, mặt đường gồ ghề làm cho phương tiện chuyển động không êm thuận, dễ bị rung lắc, nghiêng và đổ. Khi đó người điều khiển phương tiện có thể bị tai nạn với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau. Thậm chí có thể dẫn đến chết người nếu không xử lý kịp. Đường xuống cấp còn ảnh hưởng đến vận tốc chuyển động của dòng phương tiện gây UTGT.
Đáng chú ý, các tuyến đường xuống cấp hiện nay một phần nguyên nhân do các đơn vị thi công cơ sở hạ tầng khác gây ra (cấp thoát nước, viễn thông...). Việc này cần các đơn vị chuyên trách tăng cường giám sát và xử phạt để đảm bảo các đơn vị thi công phải trả lại đúng mặt bằng và đảm bảo chất lượng mặt đường.
Để giảm thiểu tai nạn và UTGT, tránh gây tâm lý mệt mỏi và bức xúc cho người tham gia giao thông, ngoài chiến lược dài hơi như xây dựng, mở rộng nhiều công trình giao thông mới, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, các ngành chức năng, cấp quản lý cần quan tâm đầu tư sửa chữa nâng cấp thường xuyên những tuyến đường hiện có.
Trong nội đô, khi mật độ các phương tiện giao thông dày đặc, những mặt đường bằng phẳng phần nào giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện một cách an toàn, thuận lợi hơn. Do đó, TP nên xem xét và có kế hoạch duy tu bảo dưỡng các tuyến đường xuống cấp.
Trong quá trình thực hiện cần giám sát tốt việc xây dựng để đảm bảo mặt đường được bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn ky thuật. Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra giám sát phát hiện và xử lý các phương tiện quá khổ, quá tải hoạt động vì đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng xuống cấp.
Vũ Lê (KTĐT)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.