Theo kế hoạch, năm 2019, dự án sẽ được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; từ 2019-2022 sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng đồng thời sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Từ 2022-2025, dự án sẽ thi công và đưa vào sử dụng từ năm 2025; sau năm 2025 sẽ hoàn thiện dự án trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực.
Theo quy hoạch đã được duyệt, Vành đai 3 có chiều dài 97,7km. Điểm đầu của tuyến bắt đầu từ đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, sau đó đi qua 4 tỉnh thành Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương và Long An. Điểm cuối tuyến đường giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Dự án được đầu tư theo hình thức PPP. Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 19.871 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước là 9.729 tỉ đồng và nguồn vốn nhà đầu tư là 10.142 tỉ đồng.
Toàn tuyến được chia làm 4 đoạn. Đoạn 1 từ Bình Chuẩn - Tân Vạn (Bình Dương) dài 16,7km. Đoạn 2 Tân Vạn - Nhơn Trạch (Đồng Nai) dài 34,3km. Đoạn 3 Bình Chuẩn (Bình Dương) - Quốc lộ 22 (TP.HCM) dài 17,5km. Đoạn 4 Quốc lộ 22 - Bến Lức (Long An) dài 29,2km.
Hiện nay, mới chỉ có đoạn Bình Chuẩn - Tân Vạn dài 16,7km đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và đã đưa vào khai thác, các đoạn còn lại vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất đầu tư.
-
Cây cầu gần 7.000 tỷ đồng trên đường Vành đai 3 TP.HCM hợp long nhịp đầu tiên
Theo kế hoạch, nhà thầu sẽ hợp long hai nhịp đầu tiên của cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 từ ngày 12-15/9, đầu năm 2025 sẽ hợp long 2 đầu cầu và thông xe cầu vào ngày 30/4/2025.
-
Tin vui về nguồn vật liệu cho dự án đường Vành đai 3 TP.HCM
Ngày 1/4, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc giải quyết khó khăn, vướng mắc về nguồn vật liệu cát đắp nền cho dự án Vành đai 3 TP.HCM.
-
"Chạy đua" tìm cát đắp nền đường Vành đai 3 TP.HCM hơn 75.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị các địa phương nơi có tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM đi qua khẩn trương xây dựng giải pháp phù hợp về nguồn vật đắp nền để tạo thuận lợi cho nhà thầu thi công....