26/09/2020 10:54 AM
CafeLand – Giá bán căn hộ tại Hà Nội hiện đã chạm ngưỡng và đi ngang, trong khi căn hộ TP.HCM hiện giá đã quá cao và tiểm ẩn nguy cơ "bong bóng" nếu nhà đầu tư nhảy vào phân khúc này với mong muốn kiếm lời nhanh thì chỉ có “móm”.

Đó là quan điểm được ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam đưa ra tại Hội thảo "Bất động sản 2021 và sự trỗi dậy của những thị trường mới" diễn ra sáng nay tại Quy Nhơn, Bình Định.

Căn hộ TP.HCM dấu hiệu “bong bóng”

Cụ thể, ông Đính cho rằng, trong khoảng 2 năm gần đây làn sóng dịch chuyển xu hướng đầu tư bất động sản từ hai đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội ra các “thị trường mới” như Thanh Hoá, Bình Định, Nghệ An, Quảng Bình… càng rầm rộ.

Ông Nguyễn Văn Đính

Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do quỹ đất nhà phố tại Hà Nội và TP.HCM đã cạn kiệt. Trong khi đó, phân khúc căn hộ chung cư ở Hà Nội hiện nay giá bán cũng tới ngưỡng đỉnh và đang đi ngang, người mua hiện nay chủ yếu là nguời mua với nhu cầu ở thật. Với nhà đầu tư, nếu họ nhảy vào đầu tư căn hộ tại Hà Nội với mong muốn lướt sóng kiếm lời thì chỉ chỉ có “móm”.

Còn đối với căn hộ tại TP.HCM, trong hai năm gần dây rất ít dự án mới được chấp thuận đầu tư, trong khi đó mức giá bán quá cao. Giá bán căn hộ tại thị trường này tăng mạnh trong thời gian qua trung bình từ 5 – 7%, thậm chí có một số khu vực tăng 10% và tiềm ẩn dấu hiệu của “bong bóng”.

Với những nguyên nhân trên, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những thị trường mới mẻ hơn. Đây là những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển, có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và đặc biệt là quỹ đất lớn, giá đất còn khá mềm và tiềm năng sinh lời trong tương lai còn lớn.

Quan điểm của các nhà đầu tư bất động sản là săn tìm cơ hội ở những vùng đất giàu tiềm năng, có cơ sở hạ tầng đầu tư mạnh, có thế mạnh về du lịch biển và mức giá còn ngưỡng thấp.

“Ví dụ tại Quy Nhơn cách đây năm 2018 giá các dự án ở đây chỉ dưới 10 triệu/m2 nhưng đầu năm 2019 giá là 15 – 17 triệu/m2, và cuối năm 2019 có những dự án đã tăng lên đến 20 triệu. Những nơi giá bán tăng và chưa có xu hướng quay đầu là khẩu vị ưu thích của nhà đầu tư”.

Đâu là những “thị trường mới” hấp dẫn?

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh thì cho rằng, nên có cái nhìn rộng hơn về xu hướng dịch chuyển hiện nay.

Ông Võ Trí Thành

Quan điểm làn sóng dịch chuyển khỏi Hà Nội và TP.HCM do quỹ đất khan hiếm, pháp lý khiến dự án khó khăn là đúng nhưng nếu nhìn về tương lai trung và dài hạn thì đây không phải là lý do chính. Chừng nào quỹ đất ở những đô thị nào vẫn còn thì xu hướng dịch chuyễn vẫn diễn ra.

Ông Thành cho rằng, dịch chuyển hiện nay có ba xu hướng là dịch chuyển theo vùng, dịch chuyển theo phân khúc và xu hướng dịch chuyển quan trọng hơn cả là dịch chuyển về lối sống, cách sống.

Xu hướng dịch chuyển không chỉ xuất hiện ở lĩnh vực bất động sản mà cả công nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng. Không chỉ ở những địa phương có tiềm năng du lịch biển mà cả những tỉnh mạnh công nghiệp, Tây Nguyên…

“Dù phát triển vùng nào, phân khúc nào thì bất động sản cần phải đảm bảo được ba yếu tố đó là thuận tiện, tiện ích hệ sinh thái và quan trọng nhất phải sạch, bảo vệ môi trường. Địa phương nào đáp ứng được cả ba yếu tố này sẽ là những thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư”, ông Thành nói.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.